NSND Hoàng Dũng là một nghệ sĩ đa tài. Ông vừa là diễn viên, đạo diễn nhạc kịch và cả đạo diễn điện ảnh. Tài năng của ông luôn khiến những nghệ sĩ cùng ngành phải kính nể vài phần. Ông dường như được đo ni đóng giày cho nhiều vai diễn điện ảnh Việt Nam. Tuy đã đến tuổi nghỉ hưu, ông vẫn rất chăm chỉ và tâm huyết với nghệ thuật. Cả cuộc đời ông gắn bó với những vai diễn, kể cả những vai diễn máu mặt nhất. Tuy nhiên ngoài đời, NSND Hoàng Dũng có một cuộc sống gia đình êm ấm. Uy lực của “người bố” được ông mang từ đời thật vào trong phim.
“Về nhà đi con”
Với vai diễn ông Luật trong “Về nhà đi con”, NSND Hoàng Dũng thực sự rất thành công. Ông là một người cha mẫu mực, một người chồng biết lắng nghe. Không chỉ thế, ông còn một quân sư trong tất cả mọi công việc cho con trai. Dù là tình cảm hay chuyện kinh doanh công ty.
Ở bộ phim này, ông được mệnh danh là “bố chồng quốc dân”, rất tâm lý và yêu thương con dâu. Đặc biệt, ông Luật có thói quen nói chuyện với con cái ngắn gọn, khúc triết. Ông đi thẳng vào vấn đề chứ không thích giải trình.
Theo tiết lộ của NSND Hoàng Dũng“Ở ngoài đời, khi nói với các con, tôi cũng luôn gọn gàng, ngắn gọn. Tôi không thích kiểu nói lằng nhằng, đôi co dài dòng. Quan điểm của tôi là thông tin truyền đạt phải nét. Tôi muốn cho thông tin nét thì thái độ của mình cũng phải rắn hơn. Có thể tôi nói rất nhẹ nhàng nhưng luôn có thông điệp rõ ràng.”, ông vui vẻ cho biết.
Giống như những vai diễn trên phim, ở nhà Hoàng Dũng cũng là một ông bố “cứng”. “Các con tôi sợ bố hơn. Bởi mẹ hiền lành, lại thêm cái tính một vấn đề cứ nói đi nói lại nhiều lần. Điều đó đôi khi khiến con bực. Mẹ cũng chả mấy khi quát tháo. Quát xong cũng để đấy nên con cũng không sợ. Nhưng bố đã quát con biết rằng không đơn giản. Bố thường kèm theo hình phạt trong khi mẹ thì không”.
“Trở về giữa yêu thương”
Bộ phim xoay quanh gia đình ông Phương (NSND Hoàng Dũng thủ vai). Vợ mất sớm, để lại cho ông 2 đứa con. Sau khi về hưu, ông có nhiều thời gian bên con cái. Cách ông Phương yêu thương, đối xử với các con cũng khác biệt. Ông luôn đi bên lề cuộc đời của họ chứ không dạy dỗ, bảo ban từng li từng tí. Tuy nhiên, ẩn giấu sau sự nghiêm khắc, kiệm lời lại là tình cảm bao la từ đấng sinh thành.
Ở ông Phương, khán giả sẽ thấy những trăn trở đời thường của bất kỳ bậc làm cha làm mẹ nào. Đôi khi chính sự yêu thương ấy đến trở thành áp đặt. Đó là sự tự ái, tổn thương khi con cái không nghe lời. Thậm chí còn là sự chạnh lòng khi đã sang ngưỡng tuổi già, trở thành gánh nặng cho các con.
Chính sự không hoàn hảo đó đã khiến ông không phải là “ông bố quốc dân”.Đó là những “khuyết điểm” làm nên điểm khác biệt của ông so với những bộ phim truyền hình trước đây. Bộ phim là sự đứng dậy sau vấp ngã của những người con. Đôi khi còn là câu chuyện học cách làm cha, học cách buông tay để các con tự trưởng thành.
NSND Hoàng Dũng nhận thấy mình và nhân vật đều mới về hưu nên có sự đồng cảm của lứa tuổi, thế hệ. Tuy nhiên sau khi về hưu, ông lại càng bận rộn. Ông có nhiều dự án nghệ thuật, thành ra chẳng có thời gian suy nghĩ nhiều như ông Phương. Những lúc không phải đi đóng phim, NSND Hoàng Dũng lại dành hết cho gia đình. Ông chuyện trò với vợ con, chơi cùng cháu nội, để bù đắp thời gian trước đây ông mải mê cho sự nghiệp.
“Người phán xử”
Trong “Người Phán Xử”, nhân vật Phan Quân do NSND Hoàng Dũng đảm nhận thu hút đông đảo sự chú ý. Đó là hình ảnh một “ông trùm” điềm tĩnh, thông minh và quyết đoán. Bên cạnh đó là một ông bố nghiêm khắc, gia trưởng và “yêu cho roi cho vọt” với cậu con trai Phan Hải. Đối lập với sự khôn khéo, lọc lõi và từng trải của ông trùm là tính cách hồ đồ, nông nổi của cậu ấm.
Nghệ sĩ gạo cội cũng thú nhận mình giống Phan Quân ở chỗ luôn coi gia đình là tất cả. Ngoài đời NSND Hoàng Dũng cũng rất cứng rắn và nguyên tắc với con.
“Nhìn thấy mặt con là mắng mỏ nhưng rút cuộc thì Phan Quân vẫn rất yêu con. Với ông ta, gia đình là số 1. Chính vì yêu con nên Phan Hải như một thằng bé con. Điều đó cũng thể hiện việc trước đây Phan Quân chiều Phan Hải như thế nào. Phan Hải có hình dáng của Phan Quân ngày xưa”, NSND Hoàng Dũng nhận xét về vai diễn của mình.
Nói về kỷ niệm khi làm phim Người Phán xử có lẽ là ở cảnh quay cuối cùng. Khi đó, tôi bị đau dạ dày vừa phải đi cấp cứu, dù chưa khỏi hẳn nhưng phải cố gắng đi làm. Vì đoàn làm phim không phải lúc nào cũng thuê mượn được những thứ liên quan đến súng ống, xe cảnh sát, đến nghiệp vụ.
“Sinh tử”
Có lẽ khán giả phim “Sinh tử” sẽ không bao giờ quên được cảm xúc về tình cha con. Nhất là trong những tập cuối của bộ phim. Khi biết con trai sẽ phải trả giá vì tội nhận hối lộ, Chủ tịch tỉnh Trần Nghĩa (NSND Hoàng Dũng) đã khóc. Ông khóc trong nỗi đau của một người cha khi nghĩ về những vận hạn đang ập đến với con trai.
“Bữa cơm cuối” giữa ông Nghĩa và con trai Trần Bạt là phân đoạn dài gần 3 phút. Cả bữa cơm chỉ 1 câu thoại ngắn ngủi “Ngồi đi”. Sau đó chỉ là ánh mắt, biểu cảm gương mặt, những giọt nước mắt. Một tác phẩm về đề tài tham nhũng vốn khô khan lại đọng lại những tình tiết rất đời.
Nói về vai diễn này,ông chia sẻ: “Vai ông Nghĩa Chủ tịch tỉnh là một vai diễn tương đối khó so với tôi. Vì trong con người lúc nào cũng có 2 phần đen – trắng, xấu – tốt đan xen. Nhưng cũng chính điều đó làm tôi thích nhân vật này. Tôi thích những nhân vật lẫn lộn cả hai mặt tính cách, vì có nhiều suy tư, trăn trở”.
NSND Hoàng Dũng đã hoàn toàn chinh phục khán giả bằng những phân cảnh đòi hỏi lột tả nội tâm. Đó là tâm trạng đau xót, sững sờ của người cha. Cái xoa đầu nhẹ mà ông dành cho con trai giống như ông thầm mong ước giá mà Trần Bạt vẫn chỉ là đứa trẻ nhỏ.
Nói về vai diễn này, NSND Hoàng Dũng chia sẻ: “Vai ông Nghĩa Chủ tịch tỉnh là một vai diễn tương đối khó so với tôi. Vì trong con người lúc nào cũng có 2 phần đen – trắng, xấu – tốt đan xen. Nhưng cũng chính điều đó làm tôi thích nhân vật này. Tôi thích những nhân vật lẫn lộn cả hai mặt tính cách, vì có nhiều suy tư, trăn trở”.
Tìm hiểu thêm: Văn hóa
Nguồn: Tienphong.vn