Ngành y, dược là những ngành nghề đáng quý. Những người “anh hùng áo trắng” cứu mọi người khỏi nguy hiểm. Trong đó phải kể đến thời điểm bùng dịch Covid-19. Các y bác sĩ trở thành những “chiến binh”, ngăn cản dịch bệnh lây lan đến với mọi người. Mang trọng trách cao cả như thế nên ngành nghề này cũng đòi hỏi năng lực và y đức rất cao. Tay nghề của các y bác sĩ là rất quan trọng. Cùng với sự hiểu biết, kinh nghiệm của mình, các y bác sĩ sẽ cứu sống bệnh nhân. Đạo đức cũng vô cùng quan trọng. Nó làm nên nhân phẩm của người y, bác sĩ.
Giám định chất lượng y bác sĩ
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, để mở nhóm ngành sức khỏe có một số quy định chung. Ví dụ như điều kiện cơ sở vật chất, tỷ lệ sinh viên/giảng viên. Ngoài ra còn một số quy định đặc thù. Giảng viên và người hướng dẫn thực hành của trường phải có chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnhHọ đã hoặc đang làm việc trực tiếp tại cơ sở khám chữa bệnh. Họ đủ điều kiện là cơ sở thực hành trong đào tạo. Mỗi môn học phải có ít nhất 1 giảng viên cơ hữu có văn bằng phù hợp với môn học giảng dạy. Cụ thể, ngành Y đa khoa có tối thiểu 2 tiến sĩ khoa học y sinh, 6 tiến sĩ y học lâm sàng và 1 tiến sĩ y học dự phòng (hoặc y tế công cộng).
GS.TS Nguyễn Thanh Hải, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Y Dược, ĐH Quốc gia Hà Nội, nói rằng, để duy trì được chất lượng đào tạo nhóm ngành sức khỏe, phải có sự vào cuộc giám sát mạnh mẽ. Xuất phát từ các tổ chức nghề nghiệp, các cơ quan quản lý, xã hội. Vì tại nhiều nơi, nhiều trường, tính tự giác học thuật chưa được đề cao. Theo GS. Hải, các trường phải tự đảm bảo chất lượng. Họ phải thực hiện nghiêm túc các quy định. Nếu không thì sẽ không đảm bảo được chất lượng. Việt Nam đã thành lập Hội đồng Y khoa Quốc gia. Do đó việc kiểm định chất lượng sẽ được đánh giá ngày càng tốt hơn. Đây cũng là giải pháp tạm thời để kiểm soát chất lượng đầu ra.
Đào tạo ngành y
GS.TSKH Phùng Đắc Cam, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Thành Đông (Hải Dương), nói rằng, các ĐH Y khoa trên thế giới đều xây dựng trên nền tảng bệnh viện đa chuyên khoa. Các trường có tầm kiểm soát bệnh tật rộng lớn. Tức đào tạo y phải có không gian bệnh viện. Theo GS. Cam, cần hạn chế các trường ĐH ngoài công lập đào tạo những ngành về sức khỏe. Ví dụ như Y đa khoa, Răng-Hàm-Mặt. “Nếu trường nào cũng đào tạo y thì làm sao có thể có được bác sĩ giỏi.
Thắt chặt đầu vào
Như thế, hậu quả sau này sẽ phải chịu khi đi xin việc không được hoặc không qua được sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề. Hơn nữa, những trường đào tạo nhóm ngành sức khỏe không nên là trường ĐH đa ngành”, ông nói. Ông cho rằng, quy định mở ngành sức khỏe hiện nay còn một số bất cập. Như về cơ sở thực hành. Cụ thể, Bộ GD&ĐT không quy định một bệnh viện chỉ được phép tiếp nhận bao nhiêu sinh viên thực hành mỗi năm. Vì thế khó tránh khỏi tình trạng một bệnh viện có nhiều trường ĐH đăng ký.
GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, nói: “Y – dược là ngành đào tạo đặc biệt. Nó nắm trong tay sinh mạng của con người. Cần thắt chặt ngay từ khâu tuyển sinh, đào tạo”. Ông cho rằng, chất lượng đào tạo một bác sĩ thế nào, phải chờ ít nhất sau 6 năm nữa. Đến khi sinh viên tốt nghiệp hoặc thi chứng chỉ hành nghề mới biết. “Nếu buông lỏng thì dự kiến tháng 8 tới, hàng nghìn tân sinh viên ngành sức khỏe nhập học vào các trường tư thục. Nhưng chất lượng đào tạo ra sao vẫn không ai trả lời được”, ông nói.
Giải pháp cụ thể
- Đối với các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề trình độ đại học, các ngành y khoa, y học cổ truyền, răng hàm mặt chỉ tuyển sinh học sinh tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại giỏi, xuất sắc. Các ngành còn lại quy định có học lực lớp 12 xếp loại khá trở lên.
- Trong dự thảo cũng có nội dung yêu cầu các trường phải công bố tỉ lệ sinh viên có việc làm.
- Cụ thể, các trường đại học phải cung cấp đầy đủ các thông tin về điều kiện bảo đảm chất lượng như cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, quy mô đào tạo, tỉ lệ sinh viên chính quy có việc làm trong thời gian 12 tháng kể từ khi tốt nghiệp của 2 năm gần nhất.
Tìm hiểu thêm:
Top những truyền thống đón năm mới tại miền Trung Việt Nam
Nguồn: Tienphong.vn