Giờ đây đã không còn chuyện đăng kí tin nhắn. Một ngày vài trăm tin nhắn SMS của tổng đài. Với sự tiện ích và tính bảo mật cực cao của các ứng dụng nhắn tin miễn phí hiện nay. Đa số mọi người đều chuyển qua những ứng dụng nhắn tin này. Tuy nhiên, có thể bạn đang bỏ qua một vài ứng dụng nhắn tin phổ biến và vô cùng tiện lợi; tất nhiên là sẽ miễn phí.
Cùng với sự ra đi của nhiều ứng dụng phổ biến ở nước ngoài như Line, Tango, Beetalkđang, Kakao Talk; thì tại Việt Nam vẫn có 3 ứng dụng nhắn tin trụ vững và phát triển hàng ngày. Đó là những ứng dụng nào? Hãy cùng theo dõi để biết thêm thông tin nhé!
1. Ứng dụng Zalo
Zalo được phát triển và ra mắt tháng 12 năm 2012 bởi Vinagame (VNG) sinh sau đẻ muộn hơn khi so với các tiền bối đi trước, như Facebook, Instagram, Viber,Twitter,… Nhờ việc sản phẩm hoạt động tốt, ổn định trên hạ tầng mạng Việt Nam nên zalo nhanh chóng thu hút được một lượng lớn người dùng Việt Nam.
Theo số liệu vào năm 2018 số lượng người dùng Zalo đã đạt mốc 100 triệu người dùng. Điều này chúng ta có thể hiểu rằng, ứng dụng Zalo đã và đang tạo được tiếng vang lớn, tạo nền móng vững chắc trong lòng người dùng Việt Nam.
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp và tổ chức sử dụng Zalo để hội họp; làm việc và buôn bán trao đổi vì độ phổ biến rộng rãi; kết quả mang đến cũng không thua kém gì khi so với các mạng xã hội khác.
Ưu điểm của Zalo:
- Dễ đăng ký. Người dùng không cần cung cấp quá nhiều thông tin cá nhân, không cần email. Thứ duy nhất bạn cần là số điện thoại.
- Có thể hoạt động như một trang mạng xã hội; với các tính năng như nhật ký, chia sẻ.
- Có khả năng chia sẻ thông tin, file lớn tốt, lên tới 20MB. Ngoài ra còn có thể thực hiện nhiều file một lần. Đây là một sự lựa chọn tốt cho dân văn phòng và sinh viên.
- Khả năng ghi âm lên đến 5 phút, đường truyền ổn định, kể cả với 3G.
- Sử dụng được trên nhiều nền tảng.
Nhược điểm của Zalo:
- Chưa có phiên bản dành cho Java.
- Chưa kết nối trực tiếp với các trang mạng xã hội khác như Facebook, Twitter…
2. Ứng dụng Viber
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp và duy nhất với Zalo. Phổ biến tại Việt Nam vào khoảng những năm 2012. Do sự chủ quan của ứng dụng này khiến Viber đi xuống và dần “thất sủng” với người dùng. Hiện giờ Viber đã chính thức bị Rakuten; một Công ty dịch vụ Internet và thương mại điện tử của Nhật Bản mua lại.
Ưu điểm của Viber:
- Có thể tạo nhóm chat tới 40 người.
- Tốn ít bộ nhớ.
- Hỗ trợ đươc 60 ngôn ngữ khác nhau.
- Có bộ lọc âm hoạt động vô cùng tốt. Người dùng có thể nghe và gọi với chất lượng cuộc thoại tốt nhất.
- Có thể gọi Viber tới các số điện thoại khác cho dù họ không sử dụng dịch vụ này.
Nhược điểm của Viber:
- Không thể thực hiện gọi video.
- Chất lượng của kết nối không thực sự ổn định.
- Các tính năng chưa đầy đủ; sơ sài so với đối thủ và không thực sự hấp dẫn
- Không hỗ trợ thêm trò chơi; tìm kiếm bạn bè hay mạng xã hội.
- Để sử dụng thêm tính năng Viber Out, người dùng buộc phải trả phí.
- Có những sticker mà người dùng bắt buộc phải trả tiền để mua về dùng.
3. Ứng dụng Whatsapp
Có thể bạn chưa biết Whatsapp là gì nhưng nó lại vô cùng phổ biến trên thế giới. Theo các báo cáo thì vào tháng 1/2015, Whatsapp đạt được khoảng 700 triệu người dùng và đã trở thành một trong những ứng dụng nhắn tin online lớn nhất thế giới. Được thành lập vào năm 2009 bởi các cựu nhân viên Yahoo, Whatsapp từ một startup nhỏ đã phát triển nhanh chóng với khoảng 250.000 người dùng chỉ sau vài tháng ra đời. Tốc độ phát triển của Whatsapp nhanh đến mức ứng dụng này phải tính phí mỗi năm đối với người dùng để giảm tốc độ tăng trưởng này lại. Vào năm 2014, khi đã hiểu rõ hơn Whatsapp là gì và nhận thấy tiềm năng phát triển của Whatsapp, Facebook đã mua lại ứng dụng này.
Ưu điểm của Whatsapp:
- Tin nhắn thoại không giới hạn thời lượng.
- Giao diện đơn giản và dễ sử dụng.
- Tự động xác minh số điện thoại đăng ký giúp người dùng không cần chờ và nhập mã xác nhận.
- Tốc độ nhanh và sử dụng được trên các thiết bị cũ.
- Có thể tạo shortcut liên lạc như “quay số nhanh” để liên lạc tiện hơn.
Nhược điểm của Whatsapp:
- Bảo mật kém.
- Không thể thực hiện cuộc gọi video cũng là điểm trừ lớn của Whatsapp.
- Thiết kế quá thô sơ và đơn giản; không tạo được điểm nhấn đối với người dùng.
- Không có kho lưu trữ emotion hoặc các icon khi chat.
- Không có tính năng kết bạn, tìm kiếm thêm bạn bè qua “location”.
- Để sử dụng được trên nền tảng iOS, người dùng phải trả tiền.
- Chỉ miễn phí trong 1 năm đầu tiên sử dụng.
Nguồn: khoahoc.tv