Dịch bênh covid 19 xảy ra đã gây ra rất nhiều tổn thất cho nền kinh tế. Điều này không chỉ cản trở sự phát triển của các startup, mà các cuộc khủng hoảng cũng có thể khiến họ phá sản. Vì vậy việc tiến hành một cuộc sát nhập nhằm giảm cạnh tranh và mở rộng thị trường là việc có thể xem xét. Thời gian gần đây, cuộc sát nhập giữa Gojek và Grab cũng đã gây được nhiều sự chú ý.
Nguyên nhân cuộc sát nhập giữa Gojek và Grab
Hai tập đoàn này đã có thời gian khó khăn khi tranh giành lẫn nhau. Cuộc chiến khốc liệt diễn ra trên các mảng gọi xe, thanh toán và giao đồ ăn. Sau vụ startup WeWork khủng hoảng, nhiều nhà đầu tư cũng đã rất lo lắng cho thực trạng của Grab hiện tại. Ứng dụng này đã lỗ triền miên rất nhiều năm.
Dịch Covid 19 bùng nổ đã gây ra rất nhiều khó khăn về kinh tế. Đặc biệt là với các startup, thua lỗ càng lớn hơn do cạnh tranh khốc liệt. Mà lượng dịch vụ lại giảm xuống rất nhiều do dịch vụ. Chính vì vậy cổ đông chính của Grab- tập đoàn Softbank muốn thương vụ sát nhập nhanh hoàn tất giữa 2 startup này.
Chính vì vậy, các nhà đầu tư đang nỗ lực thúc đẩy hai bên sáp nhập. Việc này nhằm hạn chế “cuộc đua đốt tiền” . Nhờ thế mà một doanh nghiệp lớn mạnh tại khu vực có thể được thành lập.
Những cản trở trên tiến trình sát nhập
Một trong những điểm nghẽn lớn nhất cản trở thương vụ bắt tay giữa hai công ty công nghệ ở chỗ ông Anthony Tan. Ông này mong muốn Gojek vận hành hoạt động kinh doanh ở Indonesia như một công ty con của Grab. Điều này sẽ giúp tổng giám đốc của Grab tránh phải đối mặt với việc bị pha loãng cổ phần.
Trong khi đó, cổ đông Gojek đang muốn hai bên sáp nhập hoạt động tại cả khu vực. Ông chủ SoftBank cũng đồng ý với quan điểm này.
Bước cuối của quá trình sát nhập
Thông tin từ trang Bloomberg cho hay, các chi tiết cuối cùng trong thỏa thuận sáp nhập đang được lãnh đạo cao nhất của Grab, Gojek và ông chủ SoftBank thảo luận.
Tính thời điểm hiện tại, đại diện Grab và Gojek đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc tìm ra một thỏa thuận để hợp nhất hoạt động kinh doanh. Tuy vậy, một số chi tiết của thỏa thuận vẫn cần phải được đàm phán. Nhưng nhìn chung các bất đồng khác biệt trong quan điểm giữa hai công ty này đã được giảm bớt.
Theo cấu trúc hoạt động sau khi hợp nhất, nhà sáng lập Grab, ông Anthony Tan sẽ trở thành CEO của công ty mới. Trong khi các giám đốc Gojek sẽ điều hành liên doanh mới ở Indonesia dưới thương hiệu Gojek.
Hiện Grab được định giá 14 tỷ USD, còn giá trị thương hiệu của Gojek là 10 tỷ USD. Đứng sau hai thương hiệu này đều là các tập đoàn lớn. Điển hình như Gojek có Tencent và Google, còn Grab được SoftBank và Microsoft đổ vốn.
Vị thế hiện tại của Grab và Gojek
Thị trường chính của cả 2 doanh nghiệp này đều nằm ở các quốc gia tại khu vực Đông Nam Á, Mới đây, Gojek vừa tiến hành hợp nhất tất cả ứng dụng tại 5 thị trường của họ thành một nền tảng duy nhất là Gojek app. Ứng dụng này cung cấp các dịch vụ Gojek food, xe ôm công nghệ Gojek. Cùng với điều này, Gojek app đã thay thế GoViet tại thị trường Việt Nam. Trong khi đó, bên cạnh dịch vụ xe công nghệ, dịch vụ Grabmart phát triển khá nhanh tại Việt Nam.
Cả 2 đều có điểm chung là khởi đầu từ việc cung cấp dịch vụ gọi xe (ô tô, xe máy). Và Grab và Gojek cũng đều có tham vọng phát triển thành một siêu ứng dụng. Việc hợp nhất 2 ứng dụng nếu trở thành sự thật sẽ cung cấp một thị trường khổng lồ để cả 2 hoàn tất tham vọng này.
Sự lo ngại đến từ chính phủ
Đây có thể là thương vụ sáp nhập hai doanh nghiệp gọi xe lớn nhất tại Đông Nam Á. Nguồn tin của Bloomberg cho biết thêm, các cuộc đàm phán vẫn tiến triển. Tuy nhiên việc dẫn đến 1 giao dịch là chưa chắc.
Thỏa thuận sáp nhập sẽ cần cơ quan quản lý phê duyệt. Các Chính phủ cũng có thể lo ngại về việc chống độc quyền. Trước quan điểm này, cả đại diện Grab, Gojek và SoftBank đều từ chối bình luận.
Tóm lại, nếu thành công thì thương vụ sáp nhập giữa Grab và Gojek sẽ có tác động mạnh tới thị trường dịch vụ gọi xe tại Việt Nam nói riêng, và các quốc gia Đông Nam Á nói chung.
Tham khảo thêm chuyên mục: Thế giới số
Nguồn: thegioiso