Trong những năm gần đây, khoa học ngày càng một phát triển. Những ý tưởng của con người càng nhiều và tỷ lệ triển khai thành công cũng lớn hơn.
Sự phát triển này đưa lĩnh vực công nghệ lên một tầm cao mới. Hầu hết các hoạt động sản xuất, nuôi trồng,…đều có sự góp mặt của các thiết bị công nghệ. Nó giúp cho việc quản lý và thực hiện mọi thứ đơn giản và tiết kiệm công sức hơn. Đặc biệt, công nghệ hiện đại hỗ trợ cho việc trồng trọt, chăm sóc cây rất nhiều. Trong đó có thể kể đến một số thiết bị như vòi nước tự động, cảm biến thân nhiệt cho cây,…
Mới đây, một nhóm nghiên cứu còn cho ra đời một thiết bị mới. Thiết bị này giúp con người kiểm soát nồng độ nitơ trên lá cây một cách dễ dàng.
Vai trò của nitơ đối với cây trồng
Đối với cây trồng nói chung, Nitơ có vai trò quan trọng quyết định quá trình sinh trưởng, phát triển và hình thành năng xuất cây trồng. Nó có trong hầu hết các hợp chất hữu cơ quan trọng. Có vai trò quyết định trong quá trình trao đổi dưỡng chất và năng lượng của cây trồng. Nitơ còn góp phần quyết định hoạt động quang hợp của cây . Đồng thời cung cấp các chất hữu cơ cần thiết cho sinh vật khác.
Sự ra đời của thiết bị đo nồng độ nito
Dựa vào những lý thuyết trên, nhóm sáng chế thuộc Liên minh Nghiên cứu và Công nghệ Singapore – MIT (SMART) đã phát triển một thiết bị cầm tay. Thiết bị này cho phép nông dân kiểm tra nhanh nồng độ nitơ trên lá. Từ đó tìm ra vấn đề và sớm giải quyết tình trạng cây.
Nguyên lý hoạt động
Thiết bị này gồm có một cảm biến quang phổ Raman cỡ nhỏ. Khi mở máy, chỉ cần chiếu ánh sáng laser đơn sắc lên lá cây. Khi dùng thiết bị kẹp lên lá cây, những phân tử trong lá sẽ phản xạ. Sau đó sẽ phân tán ánh sáng theo cách riêng. Dựa vào cách phân tán ánh sáng, thiết bị sẽ phân tích và xác định hóa chất có trong lá.
Phát hiện được nồng độ nitơ giúp cảnh báo tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng của cây. Ngoài ra, cảm biến còn xác định được các vấn đề khác của cây nhờ đo nồng độ của các chất chuyển hóa khác. Chẳng hạn như, nếu có nồng độ thấp bất thường về sắc tố tự nhiên carotenoid, cây có thể đang mắc “hội chứng tránh bóng râm” . Đây là tình trạng xảy ra khi cây mọc cao và khẳng khiu để đón ánh nắng. Nếu không kịp chăm sóc sẽ làm giảm sự phát triển của lá và tạo ra các điểm yếu về cấu trúc trong quá trình tăng trưởng.
“Việc áp dụng rộng rãi công nghệ này cho nhiều loại cây trồng có thể góp phần cải thiện năng suất cây trồng, nâng khả năng chống chịu với khí hậu và giảm thiểu ô nhiễm môi trường thông qua việc giảm sử dụng phân bón” – Giáo sư Nam-Hai Chua, đồng tác giả nghiên cứu, nói về lợi ích tiềm năng của thiết bị.
Nguồn: khoahoc.tv
Cùng xem thêm những công nghệ hiện đại tươi mới và khác biệt trong cuộc sống của chúng ta bạn nhé!