Momo tiến gần hơn với giấc mơ trở thành Siêu ứng dụng
Công Nghệ Số Thế Giới Số

Momo tiến gần hơn với giấc mơ trở thành Siêu ứng dụng

4 phút, 7 giây để đọc.

Momo được biết đến như ví điện tử phổ biến nhất ở Việt Nam, chiếm đến 68% thị phần. Dù độ nhận diện cao, lượng người sử dụng lớn, tuy nhiên Momo vẫn rất chật vật vì không thể tìm được USP của mình. Vì chỉ như vậy, giấc mơ chiếm lĩnh thị trường nội địa như alipay hay wechat pay tại Trung Quốc mới có thể hoàn thành. Để tạo chỗ đứng riêng, họ đã quyết định kêu gọị các nhà đầu tư giúp mở rộng hệ sinh thái. Tức là đạt được điều mà chưa ứng dụng e-wallet nào làm được: xây dựng nền tảng Siêu ứng dụng.

Hoàn thành vòng gọi vốn thứ tư

Ngày 13/1/2020, MoMo đã công bố hoàn thành vòng gọi vốn thứ tư (Series D). Đây là vòng gọi vốn từ các nhà đầu tư hàng đầu thế giới. Các nhà đầu tư mới bao gồm:  Goodwater Capital, Kora Management và Macquarie Capital. Bên cạnh đó các cổ đông hiện hữu Warburg Pincus, Affirma Capital, và Tybourne Capital Management vẫn duy trì . Vòng gọi vốn này do Goodwater, một quỹ đầu tư tài chính đến từ Thung lũng Silicon (Mỹ) và Warburg Pincus cùng dẫn dắt.

Momo tiến gần hơn với giấc mơ trở thành Siêu ứng dụng
Momo tiến gần hơn với giấc mơ trở thành Siêu ứng dụng

Nguồn vốn mới huy động sẽ được sử dụng để xây dựng nền tảng Siêu ứng dụng. Tức là họ sẽ nâng cấp hệ sinh thái của MoMo nhằm phục vụ hàng chục triệu người dùng và đối tác kinh doanh tại Việt Nam. Họ cũng ra mắt “Quỹ đầu tư Đổi mới Sáng tạo MoMo” (MoMo Innovation Ventures). Quỹ này nhằm hỗ trợ các công ty khởi nghiệp sáng tạo phát triển và tìm được thị trường. Việc này sẽ được thực hiện thông qua việc kết nối với hệ sinh thái có lượng người dùng rộng lớn MoMo.

Tiềm lực to lớn của công ty

Momo là là công ty công nghệ hàng đầu tại Việt Nam. Các sản phẩm và dịch vụ của họ tập trung giải quyết các vấn đề cốt lõi. Các vấn này này được cải thiện phục vụ mục tiêu phát triển nền kinh tế số của đất nước. Nền tảng mở của MoMo cho phép người dùng và doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận và tham gia vào quá trình chuyển đổi số. Đối tượng được hướng tới đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). Hiện nay, công ty có 120.000 điểm chấp nhận thanh toán MoMo và 30.000 đối tác kinh doanh.

Tiềm lực to lớn của công ty
Tiềm lực to lớn của công ty

MoMo đang kết nối trực tiếp với 28 ngân hàng trong nước và quốc tế lớn nhất tại Việt Nam. Đối với người dùng, họ cung cấp dịch vụ cho hơn 90% người dân có tài khoản ngân hàng trên cả nước. Năm 2020, MoMo đã đạt được những kết quả kinh doanh tốt với lượng khách hàng tăng hơn gấp đôi. Họ đã đạt được 23 triệu khách hàng . Tổng sản lượng giao dịch cũng tăng 3,5 lần, đạt con số 14 tỷ USD.

Một vài dự định của Momo trong thời gian tới

Ông Nguyễn Bá Diệp, Đồng Sáng lập, Phó Chủ tịch Ví MoMo tiết lộ công ty có kế hoạch IPO trong thời gian tới. Và họ cũng đang gấp rút chuẩn cho trong quá trình đó.

Momo tiến gần hơn với giấc mơ trở thành Siêu ứng dụng
Momo tiến gần hơn với giấc mơ trở thành Siêu ứng dụng

Thị trường họ tập trung vào lần này vẫn sẽ là Việt Nam. Với quy mô 100 triệu dân thì trong độ lớn thị trường như vậy MoMo vẫn còn rất nhiều thách thức. Họ sẽ hoàn thiện chúng trong 5 năm tới. Bên cạnh đó, họ cũng nhìn thấy triển vọng tại các các nhân và doanh nghiệp ở nước ngoài. Những người này có thể sẽ có mong muốn mong muốn cung cấp dịch vụ, sản phẩm tại thị trường Việt Nam. Đây sẽ là sân chơi tiềm năng cho Momo.

Ông Jeffrey Perlman, Giám đốc điều hành, Trưởng bộ phận Đông Nam Á của Warburg Pincus đã có nhiều chia sẻ. MoMo đã khẳng định vị thế là công ty dẫn đầu thị trường về thanh toán kỹ thuật số tại Việt Nam. Họ cũng tin rằng đây chỉ là bước khởi đầu cho nền tảng này. Họ vui mừng với sự tăng trưởng mà công ty đã đạt được trong những năm vừa qua. Momo sẽ tiếp tục được hỗ trợ niềm tin và khát vọng từ các nhà đâu tư. Nhất định Momo sẽ thúc đẩy và thay đổi thị trường thanh toán di động tại Việt Nam.

Tham khảo thêm chuyên mục: Thế giới số

Nguồn: thegioiso

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *