Một số loài hoa là thuốc quy trong y học cổ truyền
Sức Khỏe Y Học Cổ Truyền

Một số loài hoa là thuốc quý trong y học cổ truyền

7 phút, 1 giây để đọc.

Trong y học cổ truyền, có nhiều loài hoa là bài thuốc thuốc quý mà ít ai biết đến. Đặc biệt, những bài thuốc này lại được làm từ các loại hoa khác nhau. Chẳng hạn như Hoa so đũa, hay hoa thiên lý. Người ta chỉ nghĩ rằng đó là hoa như thông thường. Chứ ít ai biết được công dụng thực sự của chúng. Mỗi loài hoa khác nhau có công dụng khác nhau. Chúng làm nên những bài thuốc khác nhau.

Bài viết này sẽ trình bày về Một số loài hoa là thuốc quy trong y học cổ truyền. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm được nhiều kiến thức bổ ích về một số loài hoa là thuốc quy trong y học cổ truyền. Từ đó, bạn có thể tìm ra cách tốt nhất để nâng cao sức khỏe của bản thân thông qua việc sử dụng những thuốc này.

Vì sao hoa có ý nghĩa trong y học?

Hoa không chỉ đẹp, quyến rũ bởi hương sắc mà còn siêu lòng người bởi tác dụng chữa bệnh. Y học cổ truyền đã làm được điều đó khi nâng các loài hoa lên một tầm cao mới.

Việt Nam là một quốc gia nằm ở khu vực khí hậu nhiệt đới. Môi trường thiên nhiên đã tạo nên một nguồn tài nguyên thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Mỗi vùng đất, mỗi mùa sản sinh nhiều loài hoa đặc trưng. Hoa không chỉ thêm hương, thêm sắc cho sinh cảnh, mà còn được chế biến thành những món ăn, vị thuốc quý trong nền y học dân tộc.

Hoa như tô điểm cho cuộc sống thêm màu sắc và thi vị, giúp con người khoai khoái sau những ngày dài căng thẳng và nâng cảm xúc con người như những nghệ sĩ. Đặc biệt hoa còn giúp con người phòng trị được một số bệnh thường gặp cũng như nguy hiểm trong cuộc sống.

Hoa so đũa là gì?

So đũa: Dank kaa, angkea dey chhmol (Campuchia), phak dok khe (Lào), fayotier (Pháp).

Tên khoa học Sesbania grandiflora Pers. Thuộc họ cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae). Đây là loài hoa phổ biến trong y học cổ truyền Việt Nam.

So đũa là cây gỗ cao từ 8-10m. Lá kép, dài 15-30cm, lá chét rất nhiều, tới 30 đôi, hình bầu dục, thuôn dài 25mm, rộng 8-10mm. Các lá ở giữa dày hơn các lá chét ở ngọn.

Hoa to trắng hay hồng, xếp thành chùm ở nách, thõng. Quả dài 30-35cm thẳng, thót lại ở gốc và ở đỉnh, thu hẹp và dẹt ở khoảng cách giữa các hạt, nhưng không chia thành đốt. Hạt nhiều, hình bầu dục, dẹt, màu nâu.

Hình ảnh về hoa so đũa.
Hình ảnh về hoa so đũa.

Phân bố, thu hái và chế biến

So đũa được trồng nhiều ở miền Nam nước ta, chủ yếu để làm cảnh vì có hoa đẹp. Đôi khi được trồng làm cây chủ cho cây hồ tiêu leo. Cây có ở Lào, Campuchia và nhiều nước nhiệt đới châu Á khác.

Người ta dùng vỏ, cây, lá và hoa làm thuốc. Dùng tươi hay khô, thường dùng tươi. Hoa so đũa chế biến khi hoa còn đương búp, hay búp hoa.

Thành phần hóa học Hoa so đũa

Trong vỏ cây so đũa có chất gôm nhựa. Khi còn tươi, gôm nhựa có màu hồng đỏ. Gôm một phần tan trong nước, một phần tan trong cồn. Hai chất màu là agathin, màu đỏ và màu vàng. Ngoài ra còn có basorin, một chất nhựa tanin.

Hoa so đũa chứa hàm lượng vitamin C, B; muối canxi và sắt, các acid amin.

Công dụng và liều dùng Hoa so đũa

Vỏ so đũa giúp ăn ngon, dễ tiêu hóa. Được dùng chữa lỵ, ỉa chảy và viêm ruột. Dùng ở dạng thuốc sắc hay ngâm rượu, mỗi ngày uống từ 5-10g vỏ. Hoa và lá non giã nát, vắt lấy nước nhỏ mũi chữa cảm cúm.

Đơn thuốc có vị so đũa

Rượu bổ đắng khai vị: Vỏ cây so đũa 100g, ngâm vỏ so đũa thái mỏng với rượu từ 15 ngày đến 1 tháng. Uống từ 15-30ml rượu này làm thuốc bổ đắng khai vị (theo kinh nghiệm dân gian).
Món ngon với bông so đũa

Cá linh nấu bông so đũa: Bông so đũa nhặt cuống, rửa sạch. Nấu nước sôi, dằm quả me chua, thả cá linh, nêm vừa miệng, hớt bọt, cho bông so đũa vào, nhấc xuống ngay, để bông còn giòn. Bỏ ngò gai, rau om xắt nhỏ, thêm chút tỏi phi, ớt tươi. Có thể thay cá linh bằng tôm, tép.

Hoa so đũa chiên bột: 200g so đũa rửa sạch phấn, để ráo nước. Trứng gà đánh nổi với một chút tiêu, muối, bơ tươi. Bột chiên giòn hoặc bột mì rây mịn. Hoa so đũa nhúng trứng gà, rồi lăn qua bột để bột bám sơ bên ngoài hoa, thả từng hoa vào chảo dầu sôi, rán giòn.

Hoa thiên lý là gì?

Hoa thiên lý còn gọi là cây hoa lý, hoa thiên lý, dạ lài hương.

Hình ảnh về hoa thiên lý.
Hình ảnh về hoa thiên lý.

Tên khoa học: Telosma cordata (Burm.f.) Merr. (Aslepias cordata Burm.f., Pergularia minor Andr. Pergularia odoratissima Wight, Asclepias odoratissima Roxb).

Thiên lý là một loại cây nhỏ, mọc leo, thân có lông, nhất là ở những bộ phận còn non. Lá hình tim, thuôn, khía mép ở khoảng 5-8mm về phía cuống, đầu lá nhọn, có lông trên các gân lá. Phiến lá dài 6-11cm, rộng 4-7,5cm. Hoa màu vàng xanh lục nhạt, rất thơm, có cuống to, dài 10-22mm, nhiều tán mọc liền nhau. Quả dài 6,5-9,5cm, rộng 12-14mm.

Phân bố, thu hái và chế biến

– Cây thiên lý được trồng khắp nơi ở Việt Nam, nhiều nhất tại miền Bắc. Làm cảnh và lấy hoa, lá nấu canh ăn. Cây còn được phổ biến ở Ấn Độ, Malaysia, Thái lan, Indonesia, Trung Quốc, Philipine.

– Khi dùng thường hái lá tươi giã nát với muối; thêm nước vào, vắt lấy nước.
Thành phần hóa học

Thành phần của hoa thiên lý gồm: 2,9g protein, 2,8g glucid, 3g chất xơ, 52mg calcium, 53mg phosphor, 1,2mg sắt, 1,17mg tiền sinh tố A, 0,19g sinh tố B1, 0,13mg B2, 1,1mg PP, 48mg sinh tố C.

Công dụng và liều dùng hoa thiên lý

Chữa lòi dom:

Lá thiên lý 100g, muối ăn 5g. Chọn ái lá thiên lý non và lá bánh tẻ, rửa sạch, giã nát với muối, thêm chừng 30ml nước cất, lọc qua vải gạc. Dùng nước này tẩm vào bông đắp lên chỗ dom đã rửa sạch bằng thuốc tím. Băng như đóng khố. Ngày làm một hay hai lần. Trong vòng 3-4 ngày sẽ khỏi.

Chữa sa dạ con: Dùng như trên. Thường 3-4 hôm sau khi dùng thuốc đã thấy kết quả. Nhưng trong báo cáo cho biết, dùng điều trị 9 trường hợp, thì có 8 trường hợp nhẹ khỏi. Một trường hợp đã sa dạ con trên 6 tháng, không khỏi.

Hình ảnh về hoa thiên lý.
Hình ảnh về hoa thiên lý.

Món ăn hoa thiên lý

Canh giò sống hoa thiên lý: Món ăn ngon, bổ, thích hợp trong những bữa cơm vào mùa hè. Nấu với nước xương hầm, khi nước sôi cho giò sống vào, đợi giò nổi lên là chín, cho tiếp hoa thiên lý rồi cho gia vị (mắm, muối, hạt tiêu…) đủ dùng. Canh hoa thiên lý giàu chất dinh dưỡng, là bài thuốc giải nhiệt.

Có thể nấu canh hoa thiên lý với thịt nạc, tôm, cua đồng xay, xào với thịt bò…

Có thể thấy thế giới muôn màu muôn vẻ và các loài hoa như biểu tưởng của sắc đẹp và trường tồn. Sự có mặt của chúng mang ý nghĩa rất lớn không chỉ giúp đời thêm hương sắc mà còn là “vị thuốc tiên” chữa bệnh cứu người.

Để tham khảo những thông tin cần thiết khác, bạn có thể truy cập: Y học cổ truyền.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *