Bệnh tràn dịch màng phổi có chữa được không?
Phương Pháp Phòng Bệnh Sức Khỏe

Nguyên nhân và cách phòng bệnh tràn dịch màng phổi trong đời sống

6 phút, 1 giây để đọc.

Bệnh tràn dịch màng phổi là một căn bệnh không hề đơn giản. Thông tin về căn bệnh này là những điều bạn nên biết. Đây là một căn bệnh rất nguy hiểm, khó chữa. Nguyên nhân của bệnh tràn dịch màng phổi cũng rất nhiều, tùy vào những hoàn cảnh khác nhau. Phần lớn là do dịch bên trong phổi tràn ra ngoài, gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác.

Bài viết này sẽ trình bày về Nguyên nhân và cách phòng bệnh tràn dịch màng phổi trong đời sống. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm được nhiều kiến thức bổ ích về căn bệnh này. Từ đó, bạn có thể tìm ra cách tốt nhất để nâng cao sức khỏe của bản thân. Bởi phổi là một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể con người. Chúng ta không thể sống mà thiếu đi lá phổi.

Tràn dịch màng phổi là gì?

Bệnh tràn dịch màng phổi là bệnh không nên chủ quan.

Tràn dịch màng phổi là một căn bệnh phổ biến, khi đó dịch sẽ xuất hiện bên trong màng phổi khiến cho người bệnh bị khó thở, đau tức ngực, nhất là khi thay đổi tư thế.

Phổi chúng ta được bao bọc bởi màng mỏng gọi là màng phổi. Màng phổi có hai lá: Lá thành (lót bên trong thành ngực) và lá tạng (bao bọc chính lá phổi).

Tràn dịch màng phổi là hiện tượng xuất hiện dịch trong khoang màng phổi (khoang trống giữa thành ngực và phổi) nhiều hơn mức sinh lý bình thường, gây nên những biến đổi trên cơ thể người bệnh.

Đây là một hội chứng gây ra bởi nhiều bệnh khác nhau. Tràn dịch màng phổi tìm được nguyên nhân chiếm 80-90%, tràn dịch màng phổi không rõ nguyên nhân chiếm 10-20%.

Tràn dịch màng phổi là bệnh phổ biến, thường gặp.
Tràn dịch màng phổi là bệnh phổ biến, thường gặp.

Nguyên nhân của bệnh tràn dịch màng phổi là gì?

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh tràn dịch màn phổi. Tuy nhiên, ta có thể chia thành các nhóm nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi như sau:

Dịch thấm: xơ gan cổ trướng, suy tim, suy giáp, suy dinh dưỡng, u nang buồng trứng,…

Dịch tiết: viêm nhiễm tại phổi (vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng, amip, sán lá phổi, sán lá gan,…), lao, ung thư, do các bệnh hệ thống (Lupus ban đỏ hệ thống), tắc nghẽn động mạch phổi,…

Dịch màng phổi có màu máu: ung thư màng phổi, ung thư di căn đến phổi, chấn thương lồng ngực, tai biến của các thủ thuật thăm dò màng phổi,…

Dịch màng phổi màu sữa: chèn ép hoặc tổn thương ống dưỡng chấp trong lồng ngực, viêm bạch mạch do giun chỉ,…

Hình ảnh dịch xuất hiện nhiều trong khoang màng phổi người bệnh.

Những nguyên nhân gây bệnh tràn dịch màng phổi thường gặp

Lao màng phổi (chiếm 40% các nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi) sốt nhẹ về chiều, ho ra máu, gầy, sút cân, dịch màng phổi thường có màu vàng chanh, xét nghiệm dịch màng phổi có thể tìm thấy vi khuẩn lao.

Viêm phổi màng phổi: sốt cao, đau ngực, ho có đờm, Xquang phổi có thể thấy hình ảnh viêm phổi, dịch có thể có mủ, cấy dịch màng phổi có thể tìm thấy vi khuẩn gây bệnh.

Ung thư: thường gặp ở người cao tuổi, có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào, thường xuyên tiếp xúc với khói bụi trong nhiều năm. Dịch có thể màu đỏ, màu vàng chanh, tái phát nhanh sau hút dịch, gầy sút cân, toàn thân suy sụp nhanh. Có thể tìm thấy tế bào ung thư trong dịch màng phổi

Suy tim: bệnh nhân có tiền sử các bệnh lý về tim mạch, phù 2 chân, đái ít, thường tràn dịch 2 bên, dịch màu trong, số lượng ít.

Xơ gan, cổ trướng: tiền sử xơ gan, nghiện rượu, dịch trong hoặc vàng chanh, có thể có gan to.

Hội chứng thận hư: phù toàn thân, đái ít, dịch màu trong.

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tràn dịch màng phổi.
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tràn dịch màng phổi.

Dấu hiệu nhận biết bệnh tràn dịch màng phổi

Tình trạng tràn dịch màng phổi khiến cho bệnh nhân đau ngực. Đây là triệu chứng xuất hiện sớm, đau âm ỉ bên tràn dịch, đau tăng khi nằm nghiêng về bên đối diện, đau tăng lên khi hít thở sâu.

Khó thở là triệu chứng điển hình. Khó thở phụ thuộc vào mức độ tràn dịch, khó thở tăng lên khi mức độ tràn dịch tăng dần.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể ho khan hoặc ho có đờm, ho tăng lên khi thay đổi tư thế.

Sốt có thể gặp trong các trường hợp có nhiễm trùng, nhiễm độc.

Điều trị bệnh tràn dịch màng phổi thế nào?

Với câu hỏi bệnh tràn dịch màng phổi có chữa khỏi được không? Thực tế thì bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi được nếu như áp dụng đúng phương pháp.

Tràn dịch màng phổi cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời tại các cơ sở y tế. Để có cách điều trị tràn dịch màng phổi triệt để, tránh các biến chứng và tái phát, cần tìm được nguyên nhân gây tràn dịch. Tùy từng trường hợp mà các bác sĩ sẽ có điều trị cụ thể như:

Chọc dịch hút: Tràn dịch do bất kỳ nguyên nhân gì thì đều có thể chọc hút dịch để làm xét nghiệm, sinh thiết, hút bớt dịch cho bệnh nhân dễ thở.

Điều trị nguyên nhân:

Lao: Dùng các thuốc chống lao phối hợp dùng đúng liều, đủ thời gian tuân thủ theo phác đồ

Viêm nhiễm: Dùng kháng sinh liều cao, kéo dài từ 4-6 tuần, lựa chọn kháng sinh theo chủng vi khuẩn.

Ung thư: Điều trị ngoại khoa, hóa xạ trị.

Xơ gan, suy tim, suy thận, hội chứng thận hư điều trị theo phác đồ của từng bệnh.

Điều trị khác:

Chọc hút dịch: Để điều trị tràn dịch màng phổi, phương pháp phổ biến à chọc hút dịch. Trong trường hợp người bệnh bị tràn dịch màng phổi nhiều thì cần phải thực hiện chọc hút với kim lớn.

Chọc hút dịch màng phổi
Chọc hút dịch màng phổi

Phục hồi chức năng hô hấp bằng tập thở, thổi bóng, tập các động tác giãn nở lồng ngực trong thời gian dài. Gây dính màng phổi bằng povidone trong trường hợp tràn dịch màng phổi nhiều, tái phát nhanh.

Tràn dịch màng phổi là bệnh lý thường gặp, dễ chẩn đoán, tìm nguyên nhân đôi khi khó khăn. Tiên lượng tràn dịch màng phổi tùy thuộc vào nguyên nhân. Khi có các triệu chứng nghi ngờ tràn dịch màng phổi, nên đến cơ sở y tế để được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.

Đọc thêm bài viết bổ ích khác tại: Phương pháp phòng bệnh

Nguồn: Suckhoedoisong.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *