6 bệnh hô hấp mùa đông - xuân và cách phòng tránh
Phương Pháp Phòng Bệnh Sức Khỏe

Những bệnh hô hấp mùa đông – xuân thường gặp và cách phòng tránh

6 phút, 45 giây để đọc.

Thời tiết thay đổi khiến chung ta dễ mắc bệnh. Có bệnh phát sinh vào mùa hè, có bệnh xuất hiện vào mùa đông. Tuy nhiên, bệnh nào cũng nguy hiểm và nên phòng tránh. Bài viết này sẽ trình bày về nguyên nhân và cách phòng 6 bệnh hô hấp mùa đông – xuân trong đời sống. Đây là những căn bệnh rất nguy hiểm, đặc biệt với trẻ em. Chúng ta nên chủ động phòng bệnh hơn là trị bệnh. Bởi vì điều trị căn bệnh này không hề đơn giản.

Đây là những thông tin quý giá về căn bệnh này mà bạn nên biết. Từ đó, có thể chăm sóc sức khỏe của mình tốt hơn. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm được nhiều kiến thức bổ ích về căn bệnh này. Từ đó, bạn có thể tìm ra cách tốt nhất để nâng cao sức khỏe của mình.

Mùa đông – xuân với thời tiết lạnh và ẩm. Khi đó, sức đề kháng của cơ thể suy giảm. Đặc biệt là ở người cao tuổi và trẻ em, người lao động. Ngoài trời mưa rét nên các loại bệnh dễ bùng phát, đặc biệt là bệnh đường hô hấp. Các bệnh phổi dễ trở nặng về mùa lạnh thường gặp là:

Hen phế quản

Hen phế quản là một bệnh lý hô hấp mạn tính, thường gặp ở mọi lứa tuổi và ảnh hưởng đến 1 – 18% dân số tuỳ theo mỗi quốc gia.

Tại Việt Nam, tỉ lệ mắc hen trung bình khoảng 3,9% dân số (trẻ em từ 13 – 14 tuổi chiếm 14,8%) tương đương khoảng 4 triệu người mắc và lấy đi sinh mạng của 3 – 4000 người/năm.

Những người có cơ địa dị ứng rất dễ bị hen. Nguyên nhân là vì:

  • Do phế quản của họ rất nhạy cảm với mọi kích thích gây bệnh như phấn hoa, bụi sinh vật, nấm, mốc, vi khuẩn, hóa chất, bụi vô cơ…
  • Nhạy cảm với những thay đổi của môi trường bên trong cơ thể do ảnh hưởng của lạnh, ẩm.
Hen phế quản xảy ra ở cả trẻ em lẫn người lớn.
Hen phế quản xảy ra ở cả trẻ em lẫn người lớn.

Hen phế quản có các thể bệnh gây nguy hiểm như:

  • Thể khó thở kịch phát hay gặp ở trẻ nhỏ.
  • Thể khó thở liên tục xuất hiện ngay từ khi khởi bệnh. Trường hợp này gặp ở bệnh nhân có tiền sử hen mạn tính.
  • Thể hen có tràn khí màng phổi dễ xảy ra ở người phế nang đã bị giãn.
  • Thể hen ác tính, hen do sử dụng thuốc aspirin; thể hen có cơn tăng huyết áp kèm theo.

Để phòng bệnh hen chủ yếu là phải loại trừ được các yếu tố gây bệnh như: tránh lạnh bằng cách mặc quần áo ấm, giữ ấm vùng cổ, ngực; tránh bụi bặm, vi sinh vật, nấm mốc, phấn hoa… bằng cách dùng khẩu trang che mũi, miệng khi đi ra ngoài.

Nếu bị hen cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được điều trị kịp thời, hiệu quả, cắt được cơn hen trong thời gian ngắn nhất, không để cơn hen phát triển thành ác tính.

Viêm phế quản cấp

Mầm bệnh gây viêm phế quản mùa đông – xuân thường là virut cúm influenza A và B, các virut parainfluenza, virut hợp bào hô hấp, virut hạch, virut đường mũi và các loại khác.

Theo khuyến cáo của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, với các triệu chứng sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ… bệnh sởi dễ gặp ở trẻ em, người lớn nếu không có miễn dịch phòng bệnh, có thể gây thành dịch.

Phòng bệnh chủ yếu là giữ ấm cơ thể cả lúc thức cũng như khi ngủ, người cao tuổi và trẻ em nên tránh ra ngoài trời lạnh và gió rét; ăn uống đầy đủ để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Viêm phế quản dễ xảy ra khi thời tiết thay đổi
Viêm phế quản dễ xảy ra khi thời tiết thay đổi.

Đợt cấp của tâm phế mạn

Tâm phế mạn là bệnh tim do các bệnh phổi mạn tính như viêm phế quản mạn tính, hen phế quản, giãn phế quản, giãn phế nang, lao phổi… gây ra. Diễn biến hay gặp là bệnh tim đột ngột trở nặng khi gặp thời tiết giá lạnh. Bệnh nhân khó thở nhiều, sau vài đợt cấp dễ nguy hiểm đến tính mạng. Do đó việc phòng tránh đợt cấp của tâm phế mạn mùa lạnh là vấn đề sống còn, người bệnh phải được biết rõ và tự bảo vệ mình bằng cách giữ ấm, ăn uống đầy đủ, tránh ăn thức ăn lạnh, không tắm nước lạnh, kiêng ra gió và tránh bị mưa ướt… Đặc biệt phải chuẩn bị thuốc dự phòng để sử dụng khi bệnh trở nặng theo chỉ định của bác sĩ.

Giãn phế quản ướt

Giãn phế quản ướt còn được gọi là giãn phế quản xuất tiết. Bệnh này có tỷ lệ bệnh cao nhất, bệnh nhân ho khạc nhiều đờm, nguyên nhân thường do nhiễm khuẩn.

Lạnh là yếu tố kích thích phế quản xuất tiết nhiều niêm dịch, do niêm dịch ứ đọng trong các phế quản tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Phòng bệnh này cần chú ý chống lạnh, chống nhiễm khuẩn, ăn uống đầy đủ để nâng cao thể trạng.

Lao phổi

Bệnh này thường nặng lên trong mùa lạnh nếu không được chăm sóc, điều trị tốt. Tổn thương lao thường lan rộng, phá hủy nhu mô phổi nhiều, lao làm cho thể tạng bệnh nhân gầy yếu, suy kiệt. Ngoài bệnh lao sẵn có, mùa lạnh bệnh nhân còn có thể bị bội nhiễm vi khuẩn S.pneumoniae, H.influenzae. Mùa đông – xuân thường có tỷ lệ tràn dịch màng phổi cao, chủ yếu do bị lao.

Trường hợp tràn dịch nhiều có biểu hiện ép phổi và các tạng trong lồng ngực, bệnh nhân phải được điều trị tại bệnh viện, khẩn trương chọc tháo dịch để tránh tai biến ép tạng, suy hô hấp, dày dính màng phổi, đóng vôi màng phổi. Vì vậy, cách phòng bệnh tốt nhất là tích cực điều trị lao theo phác đồ đang sử dụng đối với từng bệnh nhân, ăn uống đầy đủ, mặc ấm, tránh bị nhiễm lạnh.

Lao phổi cũng là bệnh hết sức nguy hiểm.
Lao phổi cũng là bệnh hết sức nguy hiểm.

Áp – xe phổi

Nếu các bệnh viêm phổi, giãn phế quản bội nhiễm mùa lạnh không được điều trị tích cực sẽ biến chứng thành áp xe phổi. Vi khuẩn gây bệnh thường gặp là: S. pneumoniae, H.influenzae. Ở trẻ em, áp – xe phổi thường do tụ cầu.

Với biến chứng áp – xe phổi, điều trị nội khoa tích cực mà không kết quả, cần kết hợp giải quyết bằng phẫu thuật.

Các cách phòng bệnh:

  • Có thể xông hơi bằng hương liệu
  • Đốt quả bồ kết, vỏ bưởi khô cho không khí thơm, nhẹ, ấm áp;
  • Khi ra khỏi nhà nên đeo khẩu trang tránh không khí lạnh vào mũi, miệng.
  • Nên mặc ấm, giữ kín cổ.
  • Nhà ở phải kín cửa.

Bệnh cúm gia tăng về mùa lạnh

Mùa đông – xuân lạnh và ẩm là điều kiện thuận lợi cho bệnh cúm hoành hành. Bệnh lây qua đường hô hấp nên dễ lây lan qua tiếp xúc trực tiếp. Nhất là trong điều kiện tập trung đông người như hội họp, trường học, chợ, siêu thị.

Tiêm vaccin có tác dụng phòng một số bệnh cúm; góp phần phòng chống cúm H5N1 ở người. Một người đã tiêm phòng bệnh cúm thông thường cần chú ý. Nếu mắc thêm cúm H5N1 sẽ không quá lo ngại bởi có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm.

Các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác tại: Phương pháp phòng bệnh

Nguồn: Suckhoedoisong.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *