Những biểu hiện trầm cảm khi mãn kinh và cách phòng tránh
Phương Pháp Phòng Bệnh Sức Khỏe

Những biểu hiện trầm cảm khi mãn kinh và cách phòng tránh

6 phút, 7 giây để đọc.

Trầm cảm khi mãn kinh là điều khiến phụ nữ phiền lòng. Cuộc sống căng thẳng khiến con người dễ bị trầm cảm. Phụ nữ càng dễ trầm cảm hơn. Phụ nữ có thể bị trầm cảm trước, trong và sau khi sinh. Đặc biệt, trầm cảm mãn kinh là điều mà ít phụ nữ nào biết. Dù đây không phải là một triệu chứng đơn giản, dễ bỏ qua. Do đó, chúng ta nên tìm hiểu rõ về trầm cảm khi mãn kinh để có cách phòng tránh tốt nhất.

Bài viết này sẽ trình bày về nguyên nhân và cách phòng trầm cảm khi mãn kinh. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm được nhiều kiến thức bổ ích về trầm cảm khi mãn kinh. Đây là những thông tin quý giá về trầm cảm khi mãn kinh mà cả đàn ông lẫn phụ nữ cũng đều nên biết. Để đàn ông có thể chăm sóc phụ nữ tốt hơn.

Trầm cảm mãn kinh là gì?

Chớ xem thường chứng trầm cảm này. Mãn kinh là dấu mốc quan trọng về sức khỏe của phụ nữ. Đó là giai đoạn có nhiều thay đổi về mặt cơ thể, tâm sinh lý và người phụ nữ đã chuyển sang thời kỳ hoàn toàn mới.

Chính vì vậy, rối loạn trầm cảm là một hội chứng rất hay gặp ở phụ nữ. Nhất là phụ nữ lớn tuổi và tỷ lệ này càng tăng trong giai đoạn xung quanh tuổi mãn kinh gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh.

Phụ nữ đến tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh thường hay trầm cảm, lo lắng, đó chính là do sự suy giảm hormone Estrogen, mà cụ thể là Estradiol. Khi thấy có các triệu chứng của bệnh trầm cảm, phụ nữ nên tìm đến bác sĩ tâm lý để được chẩn đoán chính xác và điều trị thích hợp.

Mãn kinh là dấu mốc quan trọng về sức khỏe của phụ nữ.
Mãn kinh là dấu mốc quan trọng về sức khỏe của phụ nữ.

Ai sẽ bị trầm cảm mãn kinh?

Phụ nữ bước vào tuổi mãn kinh là thời kỳ gây xáo trộn tâm lý nhiều; một nghiên cứu tiến cứu trong 10 năm chỉ ra rằng phụ nữ có nguy cơ bị trầm cảm nặng cả trong và sau mãn kinh. Nghiên cứu thực hiện trên 221 phụ nữ từ 42-52 tuổi, loại trừ những phụ nữ đang trong giai đoạn tiền mãn kinh.

Tiến hành sàng lọc đầy đủ để loại trừ những phụ nữ đã và đang có rối loạn trầm cảm để không làm ảnh hưởng kết quả nghiên cứu. Sau một thời gian nghiên cứu thấy rằng những phụ nữ này có nguy cơ mắc trầm cảm rất cao khi bước vào thời kỳ bắt đầu và 2 năm sau khi mãn kinh. Một điều rất ngạc nhiên rằng thời kỳ sau mãn kinh còn có nguy cơ trầm cảm cao hơn thời kỳ tiền mãn kinh.

Các yếu tố dễ dẫn đến bệnh là gì?

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ tuổi mãn kinh gặp vấn đề trong việc cân bằng hormone trong cơ thể, đặc biệt là các hormone nội tiết tố.

Nguyên nhân chính dẫn đến quá trình tiền mãn kinh – mãn kinh là do sự suy giảm hoạt động từ não bộ, tuyến yên xuống buồng trứng, đặc biệt buồng trứng có sự giảm nhanh số nang noãn chức năng, do vậy giảm các hormon nữ.

Tiến trình này khiến nồng độ của progesterone và estrogen trồi sụt thất thường gây ra “cơn giông tố” với hàng loạt rối loạn về sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của phụ nữ.

Và trên thực tế nhiều ý kiến cho rằng trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh do một số yếu tố như: Có những sự kiện bất lợi trong cuộc sống như: kinh tế khó khăn, việc làm, quan hệ gia đình, trình độ học vấn, sử dụng thuốc điều trị,…

Cụ thể, kết quả khảo sát trên 64 phụ nữ quanh tuổi mãn kinh (40-55 tuổi) thấy trầm cảm có liên quan với các yếu tố bao gồm:

  • Trình độ học vấn
  • Đã từng phải đi thăm khám về tâm sinh lý
  • Tiền căn đã được chẩn đoán trầm cảm
  • Sử dụng những thuốc chống suy nhược cơ thể, tỷ lệ trầm cảm là 39,1%…
Có nhiều yếu tố dẫn đến trầm cảm mãn kinh
Có nhiều yếu tố dẫn đến trầm cảm mãn kinh

Những biểu hiện cụ thể của bệnh

Giai đoạn 40-45 tuổi, chu kỳ kinh nguyệt thưa dần và không đều, đó là giai đoạn tiền mãn kinh. Trong nhiều thế kỷ qua, người ta đã nhận thấy giai đoạn mãn kinh thường kết hợp với sự tăng tần suất và độ trầm trọng của trầm cảm. Trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh vừa mang đặc điểm của trầm cảm nói chung. Song cũng có những đặc trưng riêng biệt cả về tỷ lệ và bệnh cảnh lâm sàng.

Nhiều phụ nữ mãn kinh khi mắc bệnh có cảm giác buồn rầu, ủ rũ hoặc bực bội, khó chịu. Cảm giác mệt mỏi, thiểu lực, uể oải. Khó tập trung và không thể nắm bắt được thông tin. Giảm sút lòng tự tin. Mất quan tâm thích thú trong sinh hoạt hằng ngày, công việc hoặc giải trí. Có ý nghĩ chán nản, buông xuôi, ít chăm sóc bản thân hoặc gia đình, tự cho mình không xứng đáng hoặc buộc tội. Rối loạn giấc ngủ (khó ngủ, ít ngủ, thức dậy sớm hoặc ngủ nhiều). Ăn ít hoặc ăn không ngon miệng, đôi khi ăn quá nhiều.

Khi trầm cảm nặng thường có triệu chứng sút cân (giảm 50% trọng lượng cơ thể trong vòng 4 tuần). Họ giảm ham muốn tình dục, ít ngủ, thức giấc sớm. Họ có kèm hoang tưởng và ảo giác. Tình trạng trên kéo dài ít nhất 2 tuần. Khi người bệnh có 5 trong các biểu hiện trên cần đưa đến bác sĩ thăm khám và điều trị.

Nhiều phụ nữ mãn kinh khi mắc bệnh có cảm giác buồn rầu, ủ rũ hoặc bực bội, khó chịu.
Nhiều phụ nữ mãn kinh khi mắc bệnh có cảm giác buồn rầu, ủ rũ hoặc bực bội, khó chịu.

Cần làm gì để phòng tránh căn bệnh này?

Thể dục, chế độ ăn và dùng thuốc chống trầm cảm là các yếu tố rất quan trọng. Chúng ta không chắc rằng liệu bệnh chỉ ảnh hưởng tạm thời hay lâu dài. Đôi khi chế độ ăn có thể ngăn chặn bệnh này.

Vì vậy, phụ nữ trong tuổi mãn kinh cần được khám và tầm soát trầm cảm để phát hiện sớm. Nhất là những phụ nữ có triệu chứng tiền mãn kinh rầm rộ. Chẳng hạn như tình trạng gia đình rắc rối, kinh tế khó khăn, chấn thương tâm lý… Họ cần có hướng điều trị kịp thời những rối loạn trầm cảm. Điều đó nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người phụ nữ. Giúp họ vượt qua một cách nhẹ nhàng giai đoạn khó khăn này.

Đọc thêm bài viết bổ ích khác tại: Phương pháp phòng bệnh

Nguồn: Suckhoedoisong.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *