Những điều ít biết về lá dâu - vị thuốc hay trong y học cổ truyền
Sức Khỏe Y Học Cổ Truyền

Những điều ít biết về lá dâu – vị thuốc hay trong y học cổ truyền

5 phút, 52 giây để đọc.

Lá dâu là gì? Từ lâu, lá dâu đã được xem là vị thuốc hay trong y học cổ truyền. Lá dâu có nhiều công dụng trong cuộc sống, đặc biệt là trong y học cổ truyền. Người ta chỉ nghĩ rằng đó là lá thông thường. Chứ ít ai biết được công dụng thực sự của chúng. Thực ra, chúng có thể làm nên những bài thuốc khác nhau.

Bài viết sẽ trình bày về những điều ít biết về lá dâu – vị thuốc hay trong y học cổ truyền. Vì sao nó được xem là vị thuốc quý ít người biết. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm được nhiều kiến thức bổ ích về lá dâu, một cây thuốc quý trong y học cổ truyền này. Từ đó, bạn có thể tìm ra cách tốt nhất để nâng cao sức khỏe của bản thân.

Lá dâu quan trọng với đời sống Việt

Thời trước, những bậc cha mẹ, khi có con trai thường lấy cành dâu làm cung, cỏ bồng làm tên, bắn đi khắp bốn phương tám hướng, có ý cầu mong khi con khôn lớn sẽ trở thành một đấng nam nhi đại trượng phu, có chí vẫy vùng bốn biển (tang bồng). Trong dân gian cây dâu tằm cũng đã trở thành vật linh thiêng khi người ta dùng cành dâu (tang chi) làm roi để xua đuổi ma quỷ quấy phá cuộc sống yên lành.

Có thể nói dâu tằm là loại cây gắn bó thân thiết với đời sống của người nông dân Việt Nam từ thuở dựng nước đến nay. Tơ tằm Việt Nam và các sản phẩm làm từ tơ tằm hiện đang là những mặt hàng có giá trị trên thị trường trong nước và thế giới. Những tấm vải lụa, sự kết hợp tuyệt vời của dâu và tằm, không chỉ là phương tiện đáp ứng nhu cầu ăn mặc mà còn là phương tiện thể hiện và truyền bá văn hóa từ rất lâu đời.

Đặc biệt cây dâu tằm là một loại thảo quý dùng trong y học cổ truyền.

Hình ảnh về lá dâu.
Hình ảnh về lá dâu.

Lá dâu theo y học cổ truyền là gì?

Dâu tằm là loại cây quen thuộc, lá dùng để cho tằm ăn, còn quả thường dùng để ngâm rượu, ngâm siro uống rất ngon. Lá dâu tằm còn là vị thuốc Đông y rất phổ biến phòng trị bệnh.

Lá dâu còn gọi tang diệp, tên khoa học: Folium Mori albae, là lá cây Dâu tằm (Morus alba L.), thuộc họ Dâu tằm (Moraceae). Trong lá dâu có các hợp chất gelatin, carotene, tannin, sinh tố C, B1, B2, cholin, adenin, trigonellin; các loại đường fructose, saccharose, glucose; acid folic, purine glutamic, glutathione; các nguyên tố: Cu, Zn, B.

Theo Đông y, lá dâu đắng ngọt, tính hàn; vào phế và can. Tác dụng phát tán phong nhiệt, thanh phế chỉ khái, thanh can minh mục. Trị cảm mạo phong nhiệt, đau đầu, đau mắt đỏ, viêm khí phế quản, ho khan ít đờm, khát nước khô miệng. Liều dùng và cách dùng: 6-15g; có thể nấu, hãm, sắc…

Lá dâu tằm khô cho vị thuốc tang diệp – một vị thuốc quý trị cảm mạo phong nhiệt, đau mắt đỏ, viêm phế quản, ho khan…

Lá dâu tằm khô cho vị thuốc tang diệp – một vị thuốc quý trị cảm mạo phong nhiệt, đau mắt đỏ, viêm phế quản, ho khan…

"<yoastmark

Bài thuốc có tang diệp

Tán nhiệt, giải biểu: Trị cảm mạo phong nhiệt mới phát, miệng khát, rêu lưỡi hơi vàng hoặc ho do phong ôn. Dùng bài: tang diệp 12g, cúc hoa 12g, liên kiều 12g, bạc hà 4g, cam thảo 4g, hạnh nhân 12g, cát cánh 8g, lô căn 20g. Sắc uống.

Mát gan, sáng mắt: Trị chứng phong nhiệt ở kinh can, mắt đỏ sưng đau.

Bài 1: tang diệp 63g, mang tiêu 12g. Sắc lá dâu trước lấy 500ml nước, bỏ bã, hòa tan mang tiêu, rửa mắt khi còn ấm. Trị đau mắt hột, đau mắt, ngứa mắt.

Bài 2: tang diệp 12g, cúc hoa 12g, thảo quyết minh 8g. Sắc uống. Trị viêm màng tiếp hợp, mắt đỏ sưng đau.

Mát phổi, dịu ho: Trị ho do phong nhiệt, biểu hiện đờm vàng đặc hoặc ho khan không đờm.

Bài 1 – Thang tang hạnh: tang diệp 8g, hạnh nhân 12g, bối mẫu 8g, đậu xị 4g, chi tử bì 8g, lê bì 8g, sa sâm 8g. Sắc uống. Trị ho khan không đờm do khí hanh mùa thu, đau đầu, phát sốt, lưỡi đỏ.

Bài 2: tang diệp 12g, cúc hoa 12g, liên kiều 12g, bạc hà 4g, cam thảo 4g, hạnh nhân 12g, cát cánh 8g, lô căn 20g. Sắc uống.

Hạ huyết áp: tang diệp 20g, tang chi 20g, sung úy tử 20g. Các vị cho vào nồi, đổ 1.000ml nước, sắc lấy 600ml; ngâm rửa chân 30-40 phút trước khi đi ngủ.

Hình ảnh về lá dâu.
Hình ảnh về lá dâu.

Món ăn thuốc có tang diệp

Tang cúc đạm trúc ẩm: tang diệp 6g, cúc hoa 6g, đạm trúc diệp 30g, bạch mao căn 30g, bạc hà 4g. Tất cả hãm với nước sôi, thêm chút đường uống thay trà. Dùng tốt cho người bị sốt, ho khan ít đờm, vã mồ hôi do cảm mạo phong nhiệt, viêm kết mạc mắt cấp tính.

Trà tang diệp cúc hoa kỷ tử quyết minh tử: tang diệp 9g, cúc hoa 9g, kỷ tử 9g, quyết minh tử 6g. Tất cả pha nước sôi uống thay trà. Dùng tốt cho người bị đau đầu hoa mắt chóng mặt.

Trà tang diệp cúc hoa bạc hà cam thảo: tang diệp 10g, cúc hoa 10g, bạc hà 10g, cam thảo 10g. Tất cả cho vào ấm, đổ nước sôi pha hãm uống thay nước trà. Trị cảm mạo phong nhiệt.

Cháo tang diệp cúc hoa – một món ăn khác

Tang diệp 10g, cúc hoa 12g, đậu xị 10g, gạo tẻ 60g. Các dược liệu nấu sắc lấy nước. Gạo vo sạch nấu cháo, cháo được cho nước sắc thuốc vào, đun tiếp một lát, ăn nóng. Dùng tốt cho người đau nhức vùng mắt do viêm kết mạc, đau dây thần kinh số V do chấn thương vùng mặt.

Phổi lợn hầm tang diệp huyền sâm: tang diệp 15g, huyền sâm 20g, phổi lợn 250g. Tang diệp, huyền sâm gói trong vải xô, phổi lợn rửa sạch thái lát. Tất cả hầm kỹ, bỏ túi dược liệu, thêm gia vị thích hợp để ăn. Đợt dùng liên tục 5-10 ngày. Món này tốt cho người viêm tắc tuyến lệ gây viêm khô kết mạc mắt.

Kiêng kỵ: Không dùng tang diệp khi ban sởi đã mọc.

Đừng quên theo dõi thêm những tin tức đáng mong đợi khác tại: Y học cổ truyền.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *