Những kiến thức khoa học của việc rèn luyện thể thao
Sức Khỏe Vận Động Thể Thao

Những kiến thức khoa học của việc rèn luyện thể thao

5 phút, 34 giây để đọc.

Rèn luyện thể thao cũng cần phải có khoa học. Đó là thông tin mà không phải ai cũng biết. Khi nào nên tập thể thao? Khi nào thì không nên. Chúng ta cứ nghĩ rằng tập luyện thể thao hàng ngày sẽ giúp nâng cao sức khỏe. Thực tế không phải như vậy. Có những trường hợp chúng ta không được tập thể thao. Vì vậy, để rèn luyện thể thao đạt được kết quả tốt, cũng cần phải có khoa học.

Bài viết sẽ chia sẻ một số thông tin cơ bản về khoa học trong luyện tập thể thao, khi nào bạn không nên thực hiện vận động thể thao. Đây là những thông tin bổ ích giúp bạn nâng cao kiến thức về tập luyện thể thao. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm được nhiều kiến thức bổ ích, và có biện pháp để nâng cao sức khỏe của mình.

Lúc sinh thời, Bác Hồ đã nói: “Mỗi một người dân mạnh khỏe tức là cả nước mạnh khỏe”. Thực hiện lời dạy của Người, ở nước ta, trong những năm qua phong trào thể dục, thể thao trong nhân dân ngày càng phát triển, thu hút được nhiều người tham gia. Từ đó, góp phần thực hiện hiệu quả Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”.

Những lợi ích của rèn luyện

Rèn luyện thể thao có rất nhiều lợi ích. Chẳng hạn như:

• Giảm tỷ lệ tai biến mạch máu não: Qua các nghiên cứu trên đối tượng là nam giới, các nhà khoa học thấy nguy cơ bị tai biến mạch máu não giảm chỉ còn chưa đến 1/6 ở những người tập thể dục nặng so với những người có lối sống tĩnh tại.

• Giảm 50% nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 đối với những người tập thể dục đều đặn, Đó là ít nhất 5 lần/tuần. Nếu so với những người chỉ tập duy nhất 1 lần/tuần.

• Hạ thấp rõ rệt tỷ lệ mắc các bệnh mạch vành. Bao gồm cả nhồi máu cơ tim nặng. Hay bệnh tăng huyết áp. Và làm giảm nguy cơ bị xơ vữa động mạch, làm giảm mức độ rối loạn mỡ máu.

 

Rèn luyện thể thao mang lại nhiều lợi ích.
Rèn luyện thể thao mang lại nhiều lợi ích.

• Việc tập các môn thể dục thể thao và việc nâng, vác các vật nặng vừa phải. Chúng sẽ làm tăng khối lượng bộ xương và ngăn chặn bệnh loãng xương ở phụ nữ.

• Ít bị bệnh ung thư đại tràng hơn. Riêng ở phụ nữ thì cũng ít bị ung thư tử cung, ung thư buồng trứng hơn. Đó là so với những người không tập.

• Làm giảm tỷ lệ bị trầm cảm. Mang lại sự vui tươi yêu đời. Tăng khả năng đáp ứng với các stress và khả năng lao động tốt hơn.

• Thể dục thể thao còn có tác dụng rất tốt đối với nhiều người bệnh. Nó được coi là một phương pháp chữa bệnh với tên gọi là vận động trị liệu.

Tác hại của rèn luyện thể thao?

Câu trả lời là có nhưng rất ít.

• Trong khi tập thể dục có thể đưa đến một số nguy cơ như làm khởi phát bệnh nhồi máu cơ tim cấp, hoặc làm nặng thêm cơn đau thắt ngực (do thiếu máu nuôi dưỡng cơ tim). Tuy nhiên, những người có lối sống tĩnh tại, các nguy cơ này thấp hơn nếu luyện tập thể dục thường xuyên ít nhất 5 lần/tuần.

• Gây loạn nhịp tim, làm xuất hiện cơn hen phế quản, thậm chí có thể gây đột tử trong một số trường hợp. Ở bệnh nhân đái tháo đường có điều trị insulin, nếu tập nặng hoặc tập lâu thì phải kiểm tra đường máu để phòng trường hợp đường máu hạ quá thấp.

Rèn luyện thể thao cũng có hại, nhưng không nhiều.
Rèn luyện thể thao cũng có hại, nhưng không nhiều.

Phương thức rèn luyện thể thao tốt nhất

• Để đạt được những lợi ích như mong muốn, cần phải tập ít nhất 3-5 lần mỗi tuần. Và mỗi lần phải tập liên tục 15-60 phút. Chia làm 3 giai đoạn. Đó là: khởi động và thư giãn trước khi kết thúc kéo dài 5-10 phút. Còn lại là giai đoạn tập chính (nặng) trong 20-45 phút.

• Cường độ tập luyện nên tăng từ từ. Để tránh bị chấn thương cơ bắp hoặc các tai biến về tim mạch.

• Cũng để góp phần hạn chế các tai biến do tập luyện, mọi người nên chọn môn thể thao mà mình ưa thích hoặc thuận tiện, và nên tập theo nhóm cùng với bạn bè hoặc gia đình.

Thời gian rèn luyện thể thao nào tốt nhất?

• Sức bền, sức mạnh của cơ thể tốt nhất vào buổi chiều: Sức mạnh cơ thể cao hơn 5% vào khoảng giữa ngày. Các hoạt động thể thao mạnh sẽ tăng hiệu quả 5% và khả năng luyện tập aerobic (độ bền bỉ) tăng xấp xỉ 4% vào buổi chiều.

• Luyện tập buổi sáng nhất quán hơn: Buổi chiều là thời gian lý tưởng trên quan điểm sinh lý học, nhưng nghiên cứu cho thấy mọi người dễ ấn định và duy trì thời gian tập luyện vào buổi sáng hơn. Mà điều quan trọng nhất trong luyện tập là sự đều đặn.

Rèn luyện thể thao là điều ai cũng nên làm.
Rèn luyện thể thao cũng phải lựa chọn thời điểm thích hợp.

• Bài tập tối và giấc ngủ: Nhiều người cho rằng luyện tập buổi tối giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Nhưng nếu tập quá khuya sẽ có tác dụng ngược lại. Thực tế, nghiên cứu khoa học đã chứng minh dù tập buổi sáng hay chiều đều có tác dụng tốt với giấc ngủ. Và một bài tập lúc tối muộn trước khi đi ngủ 30 phút cũng không thể làm bạn mất ngủ.

Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành, sự hưởng ứng của đông đảo các tầng lớp nhân dân, phong trào TDTT trên địa bàn cả nước đang ngày càng phát triển lớn mạnh, đạt nhiều kết quả tích cực. Từ đó, giúp người dân phát triển toàn diện cả về trí tuệ và thể chất, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Để tham khảo những thông tin cần thiết khác, bạn có thể truy cập: Vận động thể thao.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *