Chắc hẳn ai trong chúng ta đều biết đến ứng dụng Zalo đúng không nào? Mỗi khi đám bạn cần gửi ảnh; hay lập nhóm cho công việc, học tập đa số mọi người đều nhớ đến Zalo đầu tiên. Tuy nhiên, liệu có phải chỉ do đây là ứng dụng người Việt nên được ủng hộ? Hay bên trong còn những yếu tố nào góp phần làm cho Zalo càng ngày càng thành công. Vì trong thời điểm phát triển của Zalo; có rất nhiều các ứng dụng nhắn tin miễn phí.Ví dụ như: Kakao Talk, WeChat, Line hay đặc biệt nhất là Viber ra khỏi thị trường OTT Việt Nam?
Đây có lẽ sẽ là một câu hỏi vô cùng khó; tuy nhiên cũng rất thú vị. Hãy cùng chúng tôi khám phá câu trả lời cho vấn đề này nha.
1. Zalo – Ứng dụng nhắn tin, gọi điện miễn phí số 1 Việt Nam
Lần đầu tiên cái tên Zalo đến với đông đảo người dùng là vào năm 2012. Ngay từ khi ra đời Zalo gặp nhiều trở ngại từ các đối thủ lớn như Skype, Viber, hay Line. So với các ông lớn tên tuổi thành danh kia thì Zalo không là gì cả. Khi đó nhiều người bắt đầu hoài nghi tham vọng của VNG đưa Zalo trở thành ứng dụng nhắn tin tốt nhất cho người Việt. Bởi lẽ chẳng có một cơ hội nào cho VNG làm được điều đó.
Từ sau thất bại ê chề với phiên bản web; nhóm phát triển Zalo tự đẩy chính mình vào thế tiến thoái lưỡng nan. Đưa sản phẩm đầu tay vào nguy cơ bị xóa sổ. Nhận ra được sai lầm của mình; tất cả mọi người trong nhóm phát triển củng cố lại cách thức tư duy và mục tiêu hoạt động; lần này họ muốn tập trung kĩ càng vào mục tiêu giúp người dùng nhắn tin miễn phí nhanh; ổn định trên cơ sở hạ tầng viễn thông ở Việt Nam vẫn còn chưa thực sự tốt.
Không phụ lòng mong đợi, chỉ nửa năm sau là 1/2013; ứng dụng nhắn tin thuần Việt này chính thức hạ gục cả Wechat; 1 ứng dụng nhắn tin ‘made in China’ nổi tiếng tại thời điểm đó.
2. Tải Zalo miễn phí cho máy tính
Các đối thủ của Zalo khi ấy là Wechat, Viber, Line và Kakao Talk. Tuy nhiên, Line và Kakao Talk không hướng vào thị trường, nhu cầu của người dùng Việt Nam; Viber thì không có chức năng quan trọng là gọi video.
Còn Wechat, ứng dụng này mắc một lỗi vô cùng nghiêm trọng. Đó là lợi dụng tập khách hàng đông và vị thế tưởng như đã ổn định của mình; WeChat đã ngầm tích hợp thêm bản đồ “đường lưỡi bò” vào ứng dụng. Điều này đã gặp phải sự phản đối rất kịch liệt. Nó khiến WeChat bị “xóa sổ” gần như ngay lập tức trong thị trường OTT Việt Nam. Ngay thời điểm này, Zalo trở lại với những thay đổi và cải tiến mới. Sản phẩm đánh thẳng vào thị trường và thị hiếu người dùng Việt Nam.
Nếu như chỉ nhìn qua, Zalo thậm chí không có gì nổi bật. Có thể nói là kém cạnh rất nhiều so với các anh chị của nó. Nhưng sâu sa bên trong, nếu đối thủ chỉ hoạt động được trên smartphone với Wifi hoặc 3G ổn định; thì Zalo vẫn có thể chạy ngon lành kể cả với mạng 2G, 2,5G. Ngay trên những chiếc thiết bị vô cùng “bình dân”.
Đây chính là lý do Zalo trở nên thân thiện và phù hợp với thị hiếu người dùng. Khi những chiếc smartphone có giá cao hơn nhiều so với mặt bằng thu nhập chung.
3. Hành trình thành công của Zalo
Cùng nhìn lại hành trình phát triển của Zalo. Được ra mắt lần đầu tiên vào năm 2012, Zalo gần như nấp sau bóng các “anh chị em” trước đó. Thời điểm này không ai tin rằng sản phẩm Việt Nam có thể đánh bại những siêu ứng dụng về công nghệ như Trung Quốc, Hàn Quốc hay Nhật Bản. Thì chỉ khoảng 6 tháng sau, điều kì diệu đã xảy ra; Zalo đã tạo ra cuộc Cách mạng chưa từng có. Một cuộc lật đổ vô cùng xuất sắc không chỉ Line hay Viber; mà là với chính siêu ứng dụng WeChat. Sau đó là chiếm lĩnh vị trí số 1 trên App Store Việt Nam.
Cùng nhìn qua một số tính năng nổi bật của Zalo như:
- Nhắn tin miễn phí nhanh và ổn định.
- Tương thích với đa số hệ điều hành điện thoại từ trước đến hiện nay. Thậm chí là đối với cả Symbian và Nokia. Điều này giúp họ mở rộng tập khách hàng, không chỉ ở Việt Nam.
- Kết nối tốt với các mạng xã hội như Zing và Facebook.
- Sở hữu tập “emotion” phong phú và hoàn toàn miễn phí.
Có lẽ không ai có thể lường trước được sự thành công này của Zalo. Chính nhờ sự kiên trì; nhờ sức mạnh của niềm tin và khao khát chiến thắng đã đưa một sản phẩm trên bờ vực thất bại lên đỉnh vinh quang.
Nguồn: khoahoc.tv