Ngữ Văn là một môn học mang tính nhân văn cao cả. ” Văn học là nhân học”. Cùng với môn Toán và Tiếng Anh, Ngữ văn cũng là một trong những môn học chính. Môn học luôn nhận được những sự quan tâm nhất định. Dù là thi cấp 3 hay Đại học đều có vai trò rất quan trọng. Mặc dù văn học không định nghĩa rõ ràng về đúng sai, nhưng rất nhiều đề văn, thơ nhận được ý kiến trái chiều. Bên cạnh đó phải kể đến đề văn lớp 9 của một trường cấp 3. Đối mặt với vụ việc trên, giáo viên ra đề cũng phải đứng ra giải trình và nhận lỗi.
Nội dung nhạy cảm về đề kiểm tra khiến cô giáo nhận được nhiều chỉ trích
Ngày 17/1, thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Gia Lai cho biết, Phòng GD&ĐT huyện Chư Sê (Gia Lai) đã yêu cầu giáo viên viết giải trình. Cô đã ra đề kiểm tra môn Ngữ văn lớp 9 cuối học kỳ I (2020-2021) chứa nội dung nhạy cảm. Nội dung nhạy cảm này khiến cô nhận được nhiều chỉ trích. Sự chỉ trích này đến từ cả phụ huynh học sinh và cộng đồng mạng.
Theo đó, Phòng GD&ĐT huyện Chư Sê đã xác định mức độ vụ việc. Họ cho rằng sự việc chưa đến mức kỷ luật nên đã kiểm điểm giáo viên này. Đồng thời yêu cầu cô rút kinh nghiệm sâu sắc.
Cách ra đề gây nhiều tranh cãi
Trước đó, đề kiểm tra môn Ngữ văn lớp 9 cuối học kỳ I (2020-2021) của Phòng GD&ĐT huyện Chư Sê gây nhức nhối. Đề thi khiến nhiều phụ huynh giật mình. Cụ thể, đề kiểm tra môn Ngữ văn có nội dung: “Mẹ chồng và con dâu nhà kia đều góa bụa. Mẹ chồng dặn con dâu “Số mẹ con mình rủi ro, thôi thì cắn răng mà chịu”. Không bao lâu sau, mẹ chồng có tư tình. Con dâu nhắc lại lời dặn của mẹ. Mẹ chồng đã trả lời: “Mẹ dặn là mẹ dặn con, chứ mẹ già rồi, có còn răng đâu nữa mà cắn”.
Một đề thi Ngữ Văn hoàn chỉnh phải là một đề thi rõ ràng. Hạn chế cách diễn đạt tối nghĩa khiến học sinh không hiểu câu hỏi. Bên cạnh đó nội dung phải trong sáng, mạch lạc. Những đề thi có phương thức biểu đạt chưa rõ ràng sẽ gây khó khăn không đáng có cho học sinh. Bản thân Văn học là môn phát triển tâm tư tình cảm cho học sinh. Đó là khơi lên tình thương, tấm lòng cao cả hay sự chính trực của con người. Qua những tác phẩm kháng chiến, học sinh thấy yêu thương đất nước và niềm tự hào dân tộc. Qua những truyện ngắn hiện thực, học sinh thấy được còn nhiều người khổ đau trên đời hơn nữa. Vì lẽ đó, giáo viên ra đề môn Ngữ Văn là người cần phải cẩn trọng hơn bao giờ hết.
Phụ huynh học sinh bức xúc
Nhiều phụ huynh đã có ý kiến. Rằng, đề Ngữ văn này có hàm ý dung tục, trí trá, không phù hợp với học sinh lớp 9. Chưa kể, đề Ngữ văn trên sẽ hướng học sinh tới câu chuyện lật lọng trong cuộc sống.
“Thiếu gì cách mà giáo viên chọn ra đề dung tục cho học sinh lớp 9”, một phụ huynh bày tỏ quan điểm.
Tìm hiểu thêm:
Top những truyền thống đón năm mới tại miền Trung Việt Nam
Nguồn: Tienphong.vn