Thị Trường Thông Tin Kinh Tế

Thanh Hóa thay mô hình tăng trưởng kinh tế và gặt hái nhiều thành công

4 phút, 32 giây để đọc.

Trong những năm vừa qua, Thanh hóa đã thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế kiểu mới. Thay vì tập trung vào về ngang, họ lại chú trọng chiều sâu hơn. Cụ thể hơn là các doanh nghiệp không còn quá “đặt nặng” quy mô vốn đầu tư nữa. Thay vào đó, họ chú trọng việc sử dụng nguồn lao động hiệu quả, đơn giản hơn. Những xưởng/nhà máy sản xuất cố gắng tái tạo lại cơ chế sản xuất và nâng cao chất lượng sản xuất. Đảm bảo cho ra những dòng sản phẩm có chất lượng hàng đầu để thu hút khách hàng.

Chi tiết hơn, ngành nông nghiệp tại Thanh Hóa đã thay đổi mô hình cũ sang công nghệ cao. Còn công nghiệp thì chú trọng phát triển chất lượng của sản phẩm. Đồng thời áp dụng thêm các biện pháp bảo vệ môi trường, giảm thiểu tối đa lượng khói thải.

Đôi nét về tỉnh Thanh Hóa

Thanh Hoá nằm ở cực Bắc Miền Trung, cách Thủ đô Hà Nội 150 km về phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.560km. Phía Bắc giáp với ba tỉnh Sơn La, Hoà Bình và Ninh Bình, phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào), phía Đông là Vịnh Bắc Bộ.

Thanh Hoá nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Các tỉnh Bắc Lào và vùng trọng điểm kinh tế Trung bộ. Ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ. Có hệ thống giao thông thuận lợi như: đường sắt xuyên Việt, đường Hồ Chí Minh, các quốc lộ 1A, 10, 45, 47, 217; cảng biển nước sâu Nghi Sơn và hệ thống sông ngòi thuận tiện cho lưu thông Bắc Nam, với các vùng trong tỉnh và đi quốc tế.

Thanh Hóa đã áp dụng mô hình tăng trưởng kinh tế mới rất hiệu quả

Giai đoạn 2011-2015, đã có nhiều mô hình chuyển dần sang tăng cường ứng dụng khoa học – công nghệ hiện đại, cải tiến phương thức quản lý, nâng cao kỹ năng, trình độ của người lao động để mở rộng sản xuất, tăng năng suất lao động.

Thanh Hóa đang áp dụng mô hình tăng trưởng kinh tế rất hiệu quả.
Thanh Hóa đang áp dụng mô hình tăng trưởng kinh tế rất hiệu quả.

Năm 2020, năng suất lao động của tỉnh cũng đã đạt 97,8 triệu đồng/lao động, gấp 2,45 lần năm 2015. Thanh Hóa cũng thuộc trong nhóm 3 địa phương dẫn đầu cả quốc gia về việc thành lập doanh nghiệp khoa học – công nghệ. Thành quả là nhờ với việc đã có 30 doanh nghiệp khoa học – công nghệ. Thị trường khoa học – công nghệ được hình thành và phát triển. Chính điều này đã góp phần thúc đẩy nhanh việc ứng dụng vào sản xuất.

Từ khi áp dụng mô hình mới, nền kinh tế tại Thanh Hóa tăng trưởng rất tốt.
Từ khi áp dụng mô hình mới, nền kinh tế tại Thanh Hóa tăng trưởng rất tốt.

Sản xuất nông nghiệp ở nhiều địa phương và doanh nghiệp nông nghiệp; chế biến nông sản đã chủ động tiếp cận, ứng dụng công nghệ mới. Nhờ đó nâng tỷ lệ sản phẩm ứng dụng công nghệ cao lên 21%. Nhiều nhà máy, cơ sở công nghiệp sử dụng thiết bị sản xuất. Đồng thời áp dụng công nghệ tiên tiến, tự động hóa cao.

Thanh Hóa tiếp tục đặt mục tiêu kinh tế mới cho đến hết 2030

Mục tiêu Thanh Hóa đặt ra trong giai đoạn 2021-2025 là đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu; ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học – công nghệ trong tất cả các lĩnh vực; khuyến khích ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Mục đích chủ yếu là để tạo đột phá trong phát triển kinh tế – xã hội. Đầu tư khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; khu phần mềm tập trung; hạ tầng thiết yếu và phát triển nguồn nhân lực phục vụ quá trình chuyển đổi số; phát triển kinh tế số.

Thanh Hóa tiếp tục đặt ra nhiều mục tiêu trong những năm sắp tới.
Thanh Hóa tiếp tục đặt ra nhiều mục tiêu trong những năm sắp tới.

Tỉnh sẽ ban hành cơ chế, chính sách đột phá để thu hút và mở rộng quy mô sản xuất các ngành công nghiệp có thế mạnh, đưa Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm lớn của cả nước về công nghiệp nặng; trong đó trọng tâm là phát triển công nghiệp năng lượng và chế biến, chế tạo; ưu tiên thu hút một số ngành công nghiệp mới, công nghệ cao.

Để thực hiện hiệu quả các nội dung này, Thanh Hóa sẽ tiếp tục tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với các mô hình tăng trưởng, xây dựng sản phẩm chủ lực, có lợi thế của tỉnh; xây dựng các đề án về phát triển công nghiệp, nhất là Đề án phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030 và tổ chức thực hiện một cách bài bản, quyết liệt hơn nữa.

Click ngay vào đường dẫn bên dưới để đọc thêm nhiều tin tức thú vị khác:

Nguồn: baomoi.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *