Nguyễn Chí Hiếu là Tiến sĩ Kinh tế học tại đại học Stanford. Anh còn có bằng cử nhân ngành Kinh tế và Khoa học Chính trị tại Học viện Kinh tế và Chính trị London. Không chỉ vậy, anh còn sở hữu bằng MBA tại Đại học Oxford. Nổi tiếng và tài năng, anh như một người đi trước giỏi giang. Trải nghiệm nhiều nền giáo dục, gần đây anh chia sẻ hiểu biết của mình với các bạn trẻ. Anh cho rằng nhiều bạn thông minh nhưng còn thiếu nhiều kỹ năng quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu những kỹ năng mà rất nhiều bạn trẻ Việt Nam hiện nay đang thiếu sót là gì nhé!
Trong buổi Hội thảo “REDEFINING TALENTS” ,Tiến sĩ Nguyễn Chí Hiếu và Tiến sĩ Ernest Wong đã kể một câu chuyện. Đó là câu chuyện về “Tái định nghĩa tài năng”. Dưới sự dẫn dắt của hai vị khách mời, đã mở ra nhiều góc nhìn mới mẻ về “tài năng” với học sinh và các vị phụ huynh.
TS Nguyễn Chí Hiếu
Trước kia anh là sinh viên tại Học viện Kinh tế và chính trị London (Anh). Anh từng được chọn là Sinh viên xuất sắc nhất nước Anh năm 2004, Top 100 sinh viên xuất sắc nhất thế giới năm 2006… Sau đó Chí Hiếu nhận học bổng sang Mỹ. Anh trở thành tiến sĩ kinh tế tại ngôi trường Stanford năm 27 tuổi. Cũng thời điểm này, Chí Hiếu đoạt giải thưởng Giảng viên xuất sắc nhất trong 5 học kỳ ở ĐH Stanford. Anh còn là thủ khoa MBA Đại học Oxford (Anh).
Những con số cụ thể
Theo TS. Nguyễn Chí Hiếu, 94% người Mỹ vẫn nghĩ rằng tấm bằng ĐH là con đường duy nhất vào đời. Tuy nhiên, 90% các nhà lãnh đạo ở những công ty lớn cho rằng sinh viên tốt nghiệp ĐH ra không đủ kỹ năng làm việc.
“Có những bạn rất thông minh và thành công ở thời điểm hiện tại. Nhưng 7 năm sau, có thể chúng ta sẽ bị bỏ lại phía sau. Cách chúng ta dành 7 năm tới như thế nào là điều rất quan trọng”, Tiến sĩ Chí Hiếu nhấn mạnh.
“Rõ ràng, đang có một mức độ vênh nhất định. Đó là mức độ giữa nhu cầu của các nhà tuyển dụng và khả năng đáp ứng của sinh viên. Kể cả sinh viên từ những trường lớn hàng đầu thế giới. Bên cạnh đó, có khoảng 45% sinh viên Mỹ tốt nghiệp ĐH. Họ đang làm những công việc không nhất thiết phải cần đến tấm bằng ĐH. Điều quan trọng không phải bạn chọn con đường gì mà bạn đang đi như thế nào.
6 kỹ năng cần có
TS. Nguyễn Chí Hiếu cũng chia sẻ, ĐH Harvard đã thực hiện một nghiên cứu trong 20 năm. Nó chỉ ra sáu kỹ năng thế giới việc làm đang và sẽ cần. Đây cũng là cái mà học sinh THPT và rất nhiều sinh viên đại học đang thiếu trầm trọng. “Những kỹ năng này quan trọng hơn rất nhiều điểm GPA, SAT tuyệt đối. Vì vậy, tôi mong muốn học sinh, sinh viên phải thay đổi ngay lập tức”, tiến sĩ với 10 năm kinh nghiệm giảng dạy nói.
Giao tiếp hiệu quả qua văn viết và văn nói
Việc giao tiếp vô cùng quan trọng trong mọi tình huống. Kỹ năng giao tiếp là kỹ năng quan trọng hàng đầu.
Làm việc nhóm
Kỹ năng thứ hai là làm việc nhóm, thương lượng, quản lý khách hàng đối tác. Rất nhiều học sinh đoạt giải quốc tế, học trường chuyên hàng đầu nhưng kỹ năng làm việc nhóm quá kém. Theo TS. Hiếu lý do là chủ nghĩa cá nhân quá cao. Vì vậy, thầy Hiếu cho rằng mỗi học sinh, sinh viên cần phải hạ cái tôi xuống của mình xuống.
“Nếu muốn đi nhanh hãy đi một mình. Nhưng nếu muốn đi lâu dài hãy đi cùng nhau”. Mỗi người có một thế mạnh riêng. Không có một cá nhân nào đơn độc được cả quá trình. Tìm kiếm sự giúp đỡ và tương trợ lẫn nhau là điều vô cùng cần thiết
Tư duy đa chiều
Một kỹ năng cần thiết khác là tư duy đa chiều. Bao gồm sáng tạo, phản biện, tự học.
Phép xã giao
Đại học Harvard còn chỉ ra tác phong chuyên nghiệp cũng là kỹ năng học sinh, sinh viên rất thiếu. Nó gồm hình ảnh, phong cách, phép xã giao.
Tính cách
Tính cách cũng vô cùng quan trọng. Nó thể hiện đạo đức và độ tin cậy của mỗi người. Bên cạnh đó còn phản ánh sự độc lập của học sinh, sinh viên.
Năng lực lãnh đạo
Ngoài năm kỹ năng kể trên, học sinh, sinh viên cũng cần có năng lực lãnh đạo. Chúng cần trau dồi kĩ năng cố vấn, giám sát, quản lý dự án để thành công trong tương lai. Điều này cần được tôi luyện nhiều trong thời gian học ĐH.
Thực trạng ngành giáo dục
80% Hiệu trưởng cho rằng các trường đại học hàng đầu của Mỹ đều không thể trang bị cả 6 kỹ năng kia cho sinh viên. 80% sinh viên học gạo nhưng không đi sâu vào hiểu bản chất vấn đề. 90% dạy đại học là những kiến thức bề nổi. 30-70% giờ học tập trung vào luyện thi. Việc đố tiêu tốn quá nhiều thời gian của học sinh vào việc luyện tập cho các kỳ thi chuẩn hóa. Trong khi nó vốn không xây dựng được nhiều năng lực cho học sinh.
Trên thực tế, năng lực nền tảng thực sự của học sinh và năng lực đo được qua các bài thi chuẩn hóa hiện nay chỉ giao nhau ở một khoảng rất nhỏ. Các bài kiểm tra chỉ phản ánh được một phần khả năng của học sinh. Nó không thể hiện được hết năng lực toàn diện, tài năng của mỗi người. Tài năng là sự tổng hòa của khả năng tổng quát, khả năng chuyên biệt, độ cam kết với mục tiêu và năng lực sáng tạo.