Tìm hiểu bài thuốc y học cổ truyền có tác dụng an thần dưỡng huyết
Sức Khỏe Y Học Cổ Truyền

Tìm hiểu bài thuốc y học cổ truyền có tác dụng an thần dưỡng huyết

5 phút, 50 giây để đọc.

Bệnh tâm huyết nhiệt là gì? Bệnh tâm huyết nhiệt là một căn bệnh bạn không nên chủ quan. Nhiều người đã gặp phải biến chứng, thậm chí có hậu quả đáng tiếc do bị bệnh. Bạn nên đề phòng bệnh hơn là trị bệnh. Vì trị bệnh tâm huyết nhiệt không hề đơn giản. Bạn cần phải áp dụng dùng thuốc cùng với một số phương pháp tập luyện dùng để điều trị. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm về ẩm thực.

Trong bài viết, tác giả sẽ trình bày về một số bài thuốc y học cổ truyền có tác dụng an thần dưỡng huyết. Phần lớn là thông qua ẩm thực. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm được nhiều kiến thức bổ ích về một số bài thuốc này. Từ đó, bạn có thể tìm ra cách tốt nhất để nâng cao sức khỏe của bản thân, thông qua việc tập luyện những phương pháp của y học cổ truyền.

Bệnh tâm huyết nhiệt là gì?

Bệnh tâm huyết nhiệt không hề xa lạ trong y học cổ truyền.

Chứng huyết nhiệt là tên gọi chung cho các trường hợp huyết phận bị nhiệt hoặc nhiệt tà xâm phạm vào huyết phận, biểu hiện lâm sàng là thương âm, động huyết, quấy nhiễu thần minh. Chứng này đa số do ngoại cảm tà nhiệt, tình chí uất kết, ăn uống thiên lệch gây nên.

Lâm sàng chủ yếu có chứng trạng tâm phiền hoặc vật vã phát cuồng, miệng khát mà không muốn uống, mình nóng về đêm nặng hơn thì phát ban, mửa ra huyết mũi xuất huyết đại tiểu tiện ra huyết, phụ nữ thì kinh quá nhiều hoặc băng lậu, chất lưỡi đỏ tía mạch tế sác.

Chứng huyết nhiệt thường gặp trong các Ôn nhiệt bệnh, Huyết chứng,Kinh nguyệt đến sớm, Băng lậu, Đinh sương tẩu hoàng, Sương dương….v..v..

Cần phân biệt với chứng huyết táo , chứng huyết nhiệt huyết ứ.

Ít ai biết ẩm thực có thể trị được bệnh này.
Ít ai biết ẩm thực có thể trị được bệnh này.

Dược thiện bổ tâm an thần dưỡng huyết

Theo Đông y tạng Tâm chủ về tư duy, trí nhớ, huyết mạch… Tâm yếu có nhiều nguyên nhân, có khi lạm dụng món khô nóng quá gây tâm nhiệt (nhiệt tà), ăn nhiều món sống lạnh quá gây tâm hàn (hàn tà), bệnh này cần phối hợp nhiều phương pháp phòng trị khác nhau. Sau đây xin giới thiệu một số món ăn bài thuốc dược thiện thường sử dụng hàng ngày có tác dụng dưỡng tâm an thần, bổ huyết.

Người bệnh nóng bứt rứt khó ngủ, hồi hộp, lưỡi đỏ miệng khát (tâm huyết nhiệt). Phép trị là thanh tâm an thần dưỡng huyết… Nên dùng các món:

Một số loại canh nên dùng điều trị bệnh tâm huyết nhiệt là gì? 

Canh rau đay mồng tơi: rau đay 100g, mồng tơi lá tím 100g, thịt cua 50g, gia vị vừa đủ. Nấu canh ăn tuần vài lần.

Canh hến thì là: hến luộc lấy thịt 50g, rau thì là 50g, dọc mùng tước vỏ cứng thái lát 50g, cà chua 50g, hành lá 20g, rau diếp 100g. gia vị vừa đủ. Nấu canh ăn.

Canh thập tàng: rau lạc tiên, rau mảng bát, rau càng cua mỗi thứ 100g, cá lóc nướng chín lấy thịt 100g sao thơm, gia vị vừa đủ. Nấu canh ăn.

Canh cua rau đay mồng tơi rất tốt cho người bệnh nóng bứt dứt khó ngủ, hồi hộp lưỡi đỏ miệng khát (tâm huyết nhiệt).
Canh cua rau đay mồng tơi rất tốt cho người bệnh nóng bứt dứt khó ngủ, hồi hộp lưỡi đỏ miệng khát (tâm huyết nhiệt).

Canh cua rau đay mồng tơi rất tốt cho người bệnh nóng bứt dứt khó ngủ, hồi hộp lưỡi đỏ miệng khát (tâm huyết nhiệt).

Canh cua rau đay mồng tơi rất tốt cho người bệnh nóng bứt dứt khó ngủ, hồi hộp lưỡi đỏ miệng khát (tâm huyết nhiệt).

Một số loại gỏi và thức ăn nên dùng

Gỏi ngó sen: ngó sen 200g, tôm sú 50g luộc lấy thịt, cà rốt 30g, rau răm 30g, hành hoa 20g, lạc rang, gia vị vừa đủ, làm gỏi ăn.

Người bệnh thể tâm huyết nhiệt nên tăng cường ăn các món chế biến từ mướp đắng, atiso, giá đỗ, hoa lý, rau nhút, rau diếp, rau đắng, đậu bắp, đậu xanh, rau đay, húng quế, dưa leo… Trái cây nên ăn táo, nho, na, chuối, thanh long đều là món mát, giàu kali tốt cho tim mạch. Ngoài ra, nên uống nước, bột sắn dây, lạc tiên, tâm sen, thảo quyết minh, nhân trần, atisô đều là vị bổ tâm an thần dễ ngủ.

Người bệnh hay thấy lạnh ngủ mơ màng, hay quên, môi nhợt ăn ngủ kém… (tâm khí hư). Phép trị là bổ tâm an thần, bổ khí dưỡng huyết. Nên ăn các món sau:

Tim lợn hầm thuốc: tim lợn 1 quả; hạt sen, hạt súng mỗi vị 20g; hành gừng bột tiêu, gia vị vừa đủ. Tiềm ăn.

Gỏi ngó sen tốt cho người bệnh nóng bứt rứt khó ngủ, hồi hộp...
Gỏi ngó sen tốt cho người bệnh nóng bứt rứt khó ngủ, hồi hộp…

Một số món khác đặc biệt

Thịt rùa tiềm thuốc: nhân sâm, bạch truật, phục thần, đương quy, hoàng kỳ, táo nhân, viễn chí, long nhãn mỗi vị 12g; cam thảo 4g; đại táo 3 quả; thịt rùa 100g; hành gừng gia vị vừa đủ. Tiềm ăn.

Hạt sen bách hợp hầm thịt: hạt sen, bách hợp, mỗi vị 30g; thịt lợn nạc 200g; gia vị vừa đủ. Hạt sen ngâm nước nóng, đến khi nở bỏ vỏ ngoài, bỏ tâm; bách hợp rửa sạch; thịt lợn rửa sạch, thái miếng mỏng. Tất cả cho vào nồi, đổ nước vừa đủ hầm chín nhừ, cho gia vị, hành, gừng.

Chè long nhãn: hạt sen, long nhãn mỗi loại 30g, táo tàu 5 – 6 quả, đường phèn lượng vừa đủ. Ngâm hạt sen cho nở, bỏ tâm, rửa sạch. Cho hạt sen, long nhãn, táo tàu vào nồi đun với lượng nước vừa đủ nấu nhừ, thêm đường phèn.

Người bệnh cần chú ý gì nữa?

Người bệnh nên ăn đậu đỏ, hà lan, đậu nành..; dầu mè, đậu nành, lạc, ngô, ôliu, mỡ cá…Rau củ nên ăn bí đỏ, cà rốt, hành, hẹ, kiệu, rau mùi, thì là, các loại rau thơm… Cá hồi, trai, ngao, sò, hến, tim heo, hoặc tim bò dê… đều là món ăn tốt cho tâm.

Người bệnh tâm huyết nhiệt hạn chế ăn vị cay mặn ngọt quá nóng như tiêu ớt, cà phê, trà đậm, thịt cá khô kho… Người tâm khí hư huyết hàn hạn chế ăn vị chua đắng quá như nước cam, dừa, cà… Ngoài ra cần giảm cân, ăn giảm mỡ động vật, bỏ thuốc lá, rượu, bia.

Đọc thêm bài viết bổ ích khác tại: Y học cổ truyền.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *