Tìm hiểu tác dụng thanh nhiệt, giải độc của Kim ngân hoa
Sức Khỏe Y Học Cổ Truyền

Tìm hiểu tác dụng thanh nhiệt, giải độc của Kim ngân hoa

5 phút, 58 giây để đọc.

Kim ngân hoa là gì? Đó là câu hỏi thường xuất hiện trên Google. It ai biết Kim ngân hoa là vị thuốc quý. Nhiều bài thuốc có thể làm được từ Kim ngân hoa. Mỗi bài thuốc có một công dụng riêng, cách làm riêng. Kim ngân hoa đặc biệt tốt khi được dùng làm thuốc thanh nhiệt, giải độc. Đây là bài thuốc y học cổ truyền nổi tiếng, xuất sắc hơn nhiều loại thuốc Tây y hiện tại.

Bài viết sẽ trình bày về Kim ngân hoa, vì sao nó được xem là vị thuốc quý ít người biết. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm được nhiều kiến thức bổ ích về cây thuốc quý trong y học cổ truyền này. Từ đó, bạn có thể tìm ra cách tốt nhất để nâng cao sức khỏe của bản thân thông qua việc sử dụng thuốc.

Kim ngân hoa là gì?

Kim ngân hoa là nụ hoa của cây nhẫn đông (Lonicera japonica Thunb.), thuộc họ cơm cháy (Caprifoliaceae). Kim ngân hoa còn có tên nhẫn đồng. Dây leo của cây nhẫn đông có tên nhẫn đông đằng (hay gọi là kim ngân dây); công dụng giống kim ngân hoa nhưng hơi kém hơn; có tác dụng trừ phong nhiệt ở kinh lạc mà giảm đau. Kim ngân hoa sao đen gọi là kim ngân hoa khôi; tác dụng lương huyết, cầm đi lỵ, trị xích lỵ, đại tiện ra máu.

Nhận biết cây kim ngân

Cây kim ngân là cây leo bằng thân quấn, cành non có lớp lông bao phủ, sau nhẵn, màu hơi đỏ có vân. Lá mọc đối, hình mũi mác. Cụm hoa mọc ở tận cùng kẽ các lá, thành xim hai hoa.

Hoa lúc mới ra màu trắng, sau chuyển thành màu vàng. Trên cùng một cành có lẫn cả hoa trắng và hoa vàng. Vì thế có tên là kim (vàng), ngân (bạc). Quả hình cầu màu đen. Kim ngân được phân bố chủ yếu ở các vùng núi phía Bắc và các tỉnh trung Tác dụng kì diệu 50 cây thuốc quanh ta 78 du, như Lào Cai, Quảng Ninh, Cao Bằng, Bắc Giang…

Hiện nay, ngoài mọc hoang, kim ngân đã được trồng để lấy nguyên liệu làm thuốc. Vị thuốc là hoa và dây kim ngân.

Kim ngân hoa là nụ hoa của cây nhẫn đông
Kim ngân hoa là nụ hoa của cây nhẫn đông

Vùng trồng, cách trồng

Kim ngân mọc hoang hay được trồng nhiều ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, Ninh Bình, Hà Tây,…

Thời điểm nhân giống kim ngân tốt nhất là vào mùa xuân hoặc mùa thu. Có thể trồng bằng hạt giống hoặc dùng phương pháp chiết cành, trồng bằng một đoạn thân bò dưới đất đều được.

Thành phần, tác dụng của kim ngân hoa là gì?

Về thành phần hoạt chất, kim ngân hoa có các flavonoid: luteolin, lonicerin; tannoid và chất sáp… Tác dụng kháng virus, vi khuẩn, chống viêm hạ sốt, điều hoà chức năng miễn dịch, giảm mỡ máu, làm tăng cường nhu động ruột, tăng tiết dịch vị và dịch mật.

Theo Đông y, kim ngân hoa vị ngọt, tính lạnh; vào phế, vị, tâm, tỳ, đại tràng.

Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, chỉ lỵ. Trị các bệnh cấp tính gây sốt cao, viêm khí phế quản đau rát họng, ho, miệng khô họng khát, hội chứng kiết lỵ, mụn nhọt lở ngứa, phát ban. Liều dùng và cách dùng: 8 – 125g; bằng cách nấu, sắc, hãm.

Cháo hạt sen, kim ngân tốt cho người bị tiêu chảy cấp, lỵ cấp, mụn nhọt cấp tính; các bệnh siêu vi trùng cấp sốt nóng, sưng hạch phát ban.

Cháo hạt sen, kim ngân tốt cho người bị tiêu chảy cấp, lỵ cấp, mụn nhọt cấp tính; các bệnh siêu vi trùng cấp sốt nóng, sưng hạch phát ban.
Cháo hạt sen, kim ngân tốt cho người bị tiêu chảy cấp, lỵ cấp, mụn nhọt cấp tính; các bệnh siêu vi trùng cấp sốt nóng, sưng hạch phát ban.

Kim ngân được dùng làm thuốc

Giải độc trị nhọt: trị ung nhọt do nhiệt độc.

Bài 1: kim ngân hoa 20g, cam thảo 20g. Sắc uống. Dùng một lượng kim ngân hoa tươi tùy ý, giã nát, chế với rượu, đắp xung quanh chỗ đau. Trị mọi chứng ung thũng nhọt độc.

Bài 2: kim ngân hoa (hoặc kim ngân dây) 12g, cúc hoa 2g, bồ công anh 12g, sinh cam thảo 4g. Sắc uống. Trị mụn nhọt sưng đau.

Bài 3 – Thanh trường ẩm: kim ngân hoa 200g, mạch đông 63g, địa du 63g, hoàng cầm 16g, cam thảo 12g, huyền sâm 125g, ý dĩ nhân 20g, đương quy 125g. Sắc uống. Trị viêm ruột thừa cấp tính hoặc viêm phúc mạc cục bộ.

Tán nhiệt giải biểu: trị chứng nhiệt mới mắc phát sốt.

Bài 1 – Ngân kiều tán: kim ngân hoa 16g, liên kiều 12g, cát cánh 8g, bạc hà 4g trúc diệp 12g, cam thảo 4g, kinh giới tuệ 8g, ngưu bàng tử 12g, đậu nhự 8g. Sắc uống. Tác dụng tân lương giải biểu, thanh nhiệt giải độc. Trị các bệnh thuộc nhiệt, ớn lạnh phát sốt, yết hầu sưng đau hoặc viêm tuyến mang tai cấp tính.

Bài 2: kim ngân hoa 20g, bồ công anh 20g, hạ khô thảo 20g. Sắc uống. Phòng viêm màng não.

Kim ngân hoa có thể dùng làm thuốc tốt.
Kim ngân hoa có thể dùng làm thuốc tốt.

Một số thực đơn chữa bệnh có kim ngân

Ngân hoa bạc hà ẩm: kim ngân hoa 30g, bạc hà 10g, lô căn tươi 60g. Sắc lô căn và kim ngân khoảng 15 phút, cho tiếp bạc hà đun thêm trong 3 phút, đem lọc lấy nước pha thêm đường, uống. Dùng cho người bị cảm nhiệt, sốt nóng, thời kỳ đầu của các bệnh nhiễm virus như sốt xuất huyết, phát ban, sốt sưng hạch…

Nước chè kim ngân hoa cúc: kim ngân hoa, cúc hoa, liều lượng bằng nhau 10 – 12g. Pha hãm uống thay chè. Dùng tốt cho người bị cảm nắng (say nắng, say nóng), nổi ban mẩn ngứa dị ứng.

Kim ngân hoa ẩm: kim ngân hoa 30g sắc lấy nước, cho thêm đường liều lượng tuỳ ý, đun sôi lại, chia uống 3 lần trong ngày. Dùng tốt cho người bệnh có hội chứng lỵ cấp: sốt nóng, đầy bụng, nôn thổ, đại tiện xuất huyết, đau quặn bụng.

Cháo hạt sen, kim ngân: kim ngân hoa 30g, gạo tẻ 60g, hạt sen 30g. Kim ngân nấu sắc lấy nước, đem nấu cháo với gạo vo sạch và hạt sen, cháo chín thêm chút đường hoặc muối. Dùng tốt cho người bị tiêu chảy cấp, lỵ cấp, mụn nhọt cấp tính; các bệnh siêu vi trùng cấp sốt nóng, sưng hạch phát ban.

Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn không dùng; người bị mụn nhọt thuộc âm, hoặc khi vỡ chảy nước, mủ chảy ra màu trong nhạt, đều không nên dùng.

Các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác tại: Y học cổ truyền.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *