Việt Nam là một đất nước có bề dày lịch sử và truyền thống văn hoá lâu đời. Những phong tục tập quán ở Việt Nam được giữ gìn và phát huy đến tận ngày hôm nay. Một trong những truyền thống ấy là những lễ hội, đặc trưng mỗi dịp Tết đến Xuân về. Mỗi vùng, miền lại có một cách đón Tết khác nhau. Tiêu biểu phải kể đến miền Trung Việt Nam với nhiều truyền thống từ lâu đời. Đó là Thừa Thiên Huế với phong tục dựng cây nêu. Tại Đà Nẵng, mọi người ngắm pháo hoa trên Cầu Rồng. Các lễ hội đầu năm, lễ hội bia Festival cũng là điều không thể thiếu.
Bề dày truyền thống lịch sử – văn hóa đã hình thành nên những phong tục độc đáo, đặc trưng trong mùa Tết Nguyên đán, mang đậm bản sắc của mảnh đất và con người miền Trung.
Ngắm pháo hoa trên cầu Rồng (Đà Nẵng)
Xem pháo hoa trên cầu Rồng sẽ đem tới một trải nghiệm năm mới đặc trưng không nơi nào có.Theo thiết kế, con rồng trên cầu có thể phun lửa trong hai phút và kế tiếp là 3 phút phun nước khiến cầu đã trở thành một điểm nhấn ấn tượng, độc đáo và hấp dẫn ở Thành phố Đà Nẵng.
Cầu Rồng là một trong những biểu tượng nổi bật nhất của Đà Nẵng. Trước khoảnh khắc giao thừa, mọi người tại Đà Nẵng luôn nhanh chân chọn cho mình một vị trí đẹp tại cầu Rồng. Họ đón những giây phút đầu tiên của năm mới cùng người thân. Một không gian tuyệt đẹp khi những tiếng pháo hoa vang lên, mang theo hy vọng một năm mới suôn sẻ, thịnh vượng.
Dựng cây nêu đón Tết tại Đại Nội (Thừa Thiên Huế)
Đến Huế dịp đầu năm, hãy hoà mình vào không khí tân xuân đầy hứng khởi. Mọi người nô nức dự lễ dựng nêu đón tết trong Đại Nội. Dưới triều Nguyễn, cây nêu được dựng lên trong Đại Nội ngày 23 tháng Chạp. Đó là ngày báo hiệu việc triều đình dừng triều chính để đón tết. Bên ngoài Hoàng thành, người dân cũng sẽ bắt đầu đồng loạt dựng nêu. Cây nêu mới dựng với đầy đủ lễ vật, lá bùa… Đó như một cách để xua đuổi đi những điều không may mắn, vươn cao trong nắng gió. Dựng cây nêu cũng là cách cầu mong cho một năm mới gặt hái bội thu.
Trong những năm gần đây, hoạt động dựng nêu tại Cung đình Huế đã được phục dựng.Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế giữ gìn nét đẹp văn hóa địa phương. Đồng thời tạo điểm nhấn cho chuỗi hoạt động mùa lễ hội. Lễ hội đem lại những trải nghiệm mới mẻ cho cả người dân lẫn du khách thăm Huế trong dịp Tết đến Xuân về.
Tham gia các lễ hội truyền thống đầu năm của miền Trung
Lễ hội không chỉ là dịp để thể hiện sự tôn kính với thần linh, mà còn là hình thức sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật. Nó còn là cách duy trì truyền thống của cộng đồng. Vào dịp Tết cổ truyền, du khách tới tham quan miền Trung có cơ hội trải nghiệm các hoạt động lễ hội nơi đây.
Một số tiêu biểu là lễ hội cướp cù có tuổi đời hàng trăm năm tại huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Đây là nơi bà con cầu cho một năm mới mưa thuận, gió hòa. Bên cạnh đó lễ hội cũng thắt chặt tình đoàn kết, đề cao tinh thần thượng võ
Lễ hội Cầu Ngư – xuất phát từ tục thờ cúng “Cá Ông” (cá voi). Lễ hội lâu đời này cầu mong một năm làm ăn thuận buồm xuôi gió, tôm cá đầy khoang của người dân làng chài.
Tìm hiểu thêm những thông tin thú vị khác: Văn hóa
Nguồn: Tienphong.vn