Trị bệnh theo y học cổ truyền bằng A giao
Sức Khỏe Y Học Cổ Truyền

Trị bệnh theo y học cổ truyền bằng A giao

6 phút, 47 giây để đọc.

Trị bệnh theo y học cổ truyền bằng A giao là thông tin còn ít người biết. Đặc biệt trong y học cổ truyền, nó là một loài thuốc mà ít ai biết đến. Thực ra từ lâu, A giao đã được xem là một vị thuốc quý ít người biết. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa nắm rõ công dụng thực sự của A giao là gì? Đây là một trong những nguyên liệu y học cổ truyền nổi tiếng, tạo ra nhiều bài thuốc xuất sắc hơn nhiều loại thuốc Tây y hiện tại.

Bài viết sẽ trình bày về việc Trị bệnh theo y học cổ truyền bằng A giao. Vì sao nó được xem là vị thuốc quý ít người biết. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm được nhiều kiến thức bổ ích về cây thuốc quý trong y học cổ truyền này. Từ đó, bạn có thể tìm ra cách tốt nhất để nâng cao sức khỏe của bản thân thông qua việc sử dụng thuốc.

A giao là gì mà trị nhiều bệnh?

A giao là keo chế từ da con lừa (EquusAsinus L.). Thường A giao được làm dưới dạng miếng keo hình chữ nhật, dài 6cm, rộng 4cm, dầy 0,5cm, mầu nâu đen, bóng, nhẵn và cứng. Khi trời nóng thì mềm, dẻo, trời khô thì dòn, dễ vỡ, trời ẩm thì hơi mềm. Mỗi miếng nặng khoảng 20g. vết cắt nhẵn, mầu nâu đen hoặc đen, bóng, dính (Dược Tài Học).

A giao không xa lạ trong y học cổ truyền. Tên khoa học Colla corii Asini, tên khác Chân A giao, Hắc lưu bì giao (keo nấu với da lừa đen). Dùng da lừa nấu với nước A tỉnh (A tên địa phương ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, Tỉnh là giếng chỉ có nước giếng này mới nấu da lừa thành keo được).

A giao xuất phát từ con lừa.
A giao xuất phát từ con lừa.

Lừa thuộc ngành động vật có xương sống (Vertebrata), lớp có vú ( Mammalia), bộ Guốc lẻ ( Perissdactyla), thuộc họ ngựa (Equidae). Tổ tiên hoang dã của lừa là lừa hoang châu Phi (E. africanus). Lừa đã được sử dụng như một con vật làm việc ít nhất từ 5.000 năm trước.

Hiện có hơn 40 triệu con lừa trên thế giới, chủ yếu là tại các quốc gia kém phát triển, nơi chúng được sử dụng chủ yếu như con vật để kéo và thồ vật. Lừa làm thường gắn liền với những người sống bằng hoặc thấp hơn mức độ tự cung tự cấp. Một số lượng nhỏ lừa được giữ nuôi sinh sản, như vật nuôi tại các nước phát triển. Ở một số nước lừa được thuần hóa và sử dụng để làm sức kéo.

Đặc điểm của A giao là gì?

A giao vị hơi ngọt, tính bình vào 3 kinh phế can và thận. Có tác dụng tư âm dưỡng huyết, bổ phế nhuận táo, chỉ huyết an thai. Trị các chứng huyết suy gầy yếu, thổ huyết, băng huyết và các chứng xuất huyết khác…

A giao trong Đông y các chuyên khoa nội, ngoại, sản, nhi đều dùng. Ngày dùng từ 6- 12g.

Kiêng kỵ khi dùng A giao

Người tỳ vị hư nhược, ăn không tiêu, đại tiện lỏng không được dùng.

Trong Đông y có hơn 700 bài thuốc có dùng vị A giao. Sau đây xin giới thiệu một số bài thuốc của một số chuyên khoa.

Khi dùng A giao cũng phải chú ý.
Khi dùng A giao cũng phải chú ý.

Bài Giao Ngải thang

A giao 16g, Xuyên khung 6g, chích cam thảo 6g, ngải diệp 6g, đương qui 12g, bạch thược 12g, can sinh địa 16g, cho nước và ít rượu vào sắc, sau khi được rót thuốc ra bát cho A giao vào đậy lại một lúc quấy đều cho tan uống ấm.

Trong bài vị A giao có tác dụng: chỉ huyết, phối hợp với đương qui, xuyên khung bạch thược, sinh địa để làm mát huyết, tạo ra huyết mới. A giao phối hợp với ngải diệp để điều hòa kinh nguyệt Trị chứng: Phụ nữ rong huyết, có thai đau bụng ra huyết, hoặc sau khi sẩy thai rong huyết.

Cách dùng: Ngày uống 1 thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn.

Bài A giao trị bệnh trư linh thang

A giao 40g, trư linh 40g, phục linh 40g, trạch tả 40g, hoạt thạch 40g.

Trong bài A giao có tác dụng bổ âm thanh nhiệt lợi thủy phối hợp với trư linh, phục linh có vị ngọt nhạt, có tác dụng lợi thủy. Trạch tả vị mặn tính hàn có tác dụng thẩm thấu trọc khí ở thận. Hoạt thạch hoạt lợi thủy đạo để thông tiểu tiện. Toàn bộ bài thuốc có tác dụng: Tư âm lợi thủy. Trị bệnh ở kinh dương minh mạch phù, sốt cao, miệng khát muốn uống nước, tiểu tiện bí kết, nước tiểu đỏ, có trường hợp vàng da.

Một số vị thuốc trị bệnh ở tạng phế (bổ phế a giao thang).

Cách dùng: ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày, uống trước khi ăn.

Bài A giao trị bệnh hoàng liên thang

A giao 12g, sinh địa12g, bạch thược 4g, cam thứ tiêu 20g, cam thảo 2g, hạnh nhân 4g, tang bạch bì 8g, hoàng cầm 12g, xa tiền thảo 20g, gạo nếp 40g nấu nhừ cho vào thuốc sắc.

Bài thuốc có tác dụng: Dục âm thanh nhiệt. Trị chứng phế táo trường nhiệt, huyết nhiệt, tâm phiền, ho đờm có máu, ngũ kém, họng khô da khô, đau bụng, đại tiện lỏng nhưng hậu môn nóng rát, kiết lỵ.

Cách dùng: Ngày uống 1 thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn.

A giao có nhiều công dụng tốt.
A giao có nhiều công dụng tốt.

A trị bệnh kê tử hoàng thang

A giao 16g, bạch thược 12g, câu đằng 12g, kê tử hoàng 1 cái, lạc thạch đằng 8g mẫu lệ 12g, phục thần 8g sinh địa 12g, thạch quyết minh 12g.

Trong bài A giao, kê tử hoàng, sinh địa, bạch thược, cam thảo có tác dụng tư âm bổ huyết, lương huyết, làm yên nội phong, nhu can. Câu đằng, thạch quyết minh, mẫu lệ có tác dụng bình can tiềm dương. Phục thần để an thần. Bài thuốc có tác dụng tư âm nhuận can, tức phong. Trị chứng nhiệt tà uất kết lâu ngày làm tổn hại phần âm, sinh ra chứng âm hư sinh nội nhiệt, sinh phong. Chân tay co giật, gân cơ co cứng, váng đầu, chóng mặt, chất lưỡi đỏ thẩm, ít rêu. Mạch tế sác.

Cách dùng: Ngày uống 1 thang, sắc uống 3 lần trong ngày. Sắc thuốc xong rót ra cho kê tử hoàng vào quấy đều uống.

Chú ý: người sốt cao, do nhiệt cực sinh phong, tay chân co rút không dược dùng bài thuốc này.

Bài Bổ phế a giao tán

A giao châu 60g, chích cam thảo 10g, hạnh nhân 7 hạt, mã đậu linh 20g, ngạnh mễ (sao) 40g, ngưu bàng tử (sao thơm) 10g.

Trong bài A giao có tác dụng tư âm dưỡng huyết làm quân. Ngạnh mễ, cam thảo có tác dụng kiện tỳ ích khí, bồi tỳ thổ sinh phế kim làm thần. Mã đậu linh, ngưu bàng tử có tác dụng thanh nhiệt, giáng khí lợi hung cách, hóa đờm làm tá. Hạnh nhân có tác dụng nhuận phế, hóa đờm, chỉ khái, bình suyễn làm sứ.

Bài thuốc có tác dụng: dưỡng âm thanh phế, chỉ khái bình suyễn. Trị chứng trẻ em phế khí hư, hỏa bốc lên ho suyễn, họng khô, trong đờm có máu, mạch phù tế sác.

Cách dùng: Ngày uống 1 thang, chia 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn.

Để tham khảo những thông tin cần thiết khác, bạn có thể truy cập: Y học cổ truyền.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *