Từ lâu, hoa ngâu được xem là một vị thuốc quý ít người biết. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa nắm rõ công dụng thực sự của hoa ngâu là gì? Nhiều bài thuốc có thể làm được từ hoa ngâu. Mỗi bài thuốc có một công dụng riêng, cách làm riêng. Đây là một trong những nguyên liệu y học cổ truyền nổi tiếng, tạo ra nhiều bài thuốc xuất sắc hơn nhiều loại thuốc Tây y hiện tại.
Bài viết sẽ trình bày về việc điều trị thuốc theo phương pháp y học cổ truyền với hoa ngâu. Vì sao nó được xem là vị thuốc quý ít người biết. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm được nhiều kiến thức bổ ích về cây thuốc quý trong y học cổ truyền này. Từ đó, bạn có thể tìm ra cách tốt nhất để nâng cao sức khỏe của bản thân thông qua việc sử dụng thuốc.
Hoa ngâu là loài thuốc bạn nên biết
Ngâu hay còn gọi là ngâu ta để phân biệt khi loài ngâu ngoại lai. Là loại cây dạng bụi có thể cao tới 3,6 mét. Tán dạng tròn, phân cành nhiều.
Lá dạng lá kép lông chim, lá chét dạng trứng ngược có đầu tròn, đuôi nhọn hoặc nêm. Hoa nhỏ li ti màu vàng, tự bông dạng chùm mọc ở nách lá, cho mùi thơm dịu thanh khiết. Khác với ngâu Tàu có mũi lá nhọn, ngâu ta có đầu lá tròn và dáng cây mọc thành bụi lớn hơn.
Hoa ngâu nhỏ, màu vàng, mọc thành chùm ở kẽ lá, rất thơm, thường được dùng để ướp trà và làm vị thuốc. Cây mọc hoang hoặc được trồng làm hàng rào, trồng trong chậu. Hiện nay nhiều nơi trồng để làm thuốc hiệu quả rất cao.
Hoa ngâu theo y học cổ truyền là gì?
Theo Y học cổ truyền, hoa ngâu có vị cay ngọt, giúp tỉnh rượu, giải uất kết, sạch phổi, làm thư giãn, tỉnh táo đầu óc, sáng mắt, ngưng phiền khát. Chữa chữa ho hen và váng đầu, chứng đầy trướng khó chịu ở ngực, nhọt độc, vàng da, hen suyễn, bế kinh, cao huyết áp, bị thương tích do vấp ngã…
Ngâu: Tên khoa học: Aglaia duperreana Pierre, thuộc họ Xoan -Meliaceae.
Cây nhỡ cao tới 4m, vỏ xám. Lá kép mang 3-5 lá chét xoan ngược dài 1,5-3cm, đầu tròn, gốc tù nhọn, không lông, dai; cuống chung có cánh thấp, dài 3-5cm. Hoa mọc thành chùm đơn hay chia nhánh ở nách lá, hoa nhỏ, màu vàng, có mùi thơm. Cánh hoa 5, cao 2mm; bao phấn 5, chứa một hạt có áo hạt vàng vàng. Ra hoa quanh năm.
Bộ phận dùng: Hoa và lá.
Thành phần hóa học: Hoa chứa tinh dầu.
Công dụng chính của hoa ngâu là gì?
Hoa ngâu có vị cay ngọt, giải uất kết, làm thư giãn bên trong người. Giúp tỉnh rượu, sạch phổi, tỉnh táo đầu óc, sang mắt, ngưng phiền khát.
Hoa và lá ngâu được dùng chữa sốt, vàng da, hen suyễn. Ngày dùng 10-16g, dạng thuốc sắc.
Lá tươi dùng nấu nước tắm chữa ghẻ và một số bệnh ngoài da.Tinh dầu dùng sát trùng.
Hoa ngâu có vị cay ngọt, giải uất kết, làm thư giãn
Tác dụng khác của hoa ngâu
Hoa ngâu phơi hay sấy khô dùng để ướp trà, hương thơm không kém hoa nhài, hoa sen. Dân gian còn dùng để làm thơm áo quần.
– Theo Y học cổ truyền, hoa ngâu có vị cay ngọt, giúp tỉnh rượu, giải uất kết, sạch phổi, làm thư giãn, tỉnh táo đầu óc, sáng mắt, ngưng phiền khát. Chữa chữa ho hen và váng đầu, chứng đầy trướng khó chịu ở ngực, nhọt độc, vàng da, hen suyễn, bế kinh, cao huyết áp, bị thương tích do vấp ngã…
– Ở Trung Quốc, hoa, lá và rễ sử dụng như một loại thuốc bổ. Lá có thể thu hái quanh năm, dùng tươi.
– Cành nhánh và lá trị nhiễm trùng,thấp khớp, sưng độc.
– Lá tươi dùng nấu tắm ghẻ. Không kể liều lượng.
Bài thuốc từ hoa ngâu
– Giải rượu: Cho 10g hoa ngâu, 10g hoa sắn dây vào rồi rót nước sôi nóng già vào ngâm uống.
– Đau nhức xương khớp khi thay đổi thời tiết: Cành lá ngâu 30g, dây đau xương 20g, cốt toái bổ 10g, ké đầu ngựa 10g. Tất cả cho vào ấm, đổ 700ml nước, đun nhỏ lửa còn 200ml nước, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng liền 10 ngày.
– Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Hoa ngâu 10g, hoa cúc 30g. Tất cả cho vào ấm hãm với nước sôi. Ngày uống 3 lần vào sáng, trưa, tối, uống lúc nguội. Mỗi liệu trình uống trong 15 ngày.
Để tham khảo những thông tin cần thiết khác, bạn có thể truy cập: Y học cổ truyền.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn