Khi nhắc đến cái danh “công xưởng thế giới” thì ai cũng nghĩ đến Trung Quốc hoặc Ấn Độ. Thế nhưng chỉ mới sau vài ngày đầu năm 2021, điều này đã không còn chính xác. Bởi theo thông kế của tạp chí Economist thì Việt Nam hiện tại đã dành lấy danh hiệu này. Tình cho đến thời điểm bây giờ, nước ta đang có chỉ số thu hút vốn đầu tư cao ngất ngưỡng. Đó có thể là một tin hết sức HOT và đáng mừng cho nền kinh tế nước nhà. Sau cơn đại dịch COVID-19 thì đây là tin vui đáng quan tâm nhất.
Tuy đất nước của chúng ta không lớn mạnh như Ấn Độ và Trung Quốc. Thế nên việc đạt được danh hiệu này đã khiến cả thế giới “nghiêng mình kính chào”. Nếu bạn chưa biết tin tức này thì hãy tiếp tục đọc phần nội dung tiếp theo đây.
Việt Nam đánh bại Trung Quốc lẫn Ấn Độ và đạt danh hiệu “Công xưởng thế giới”
Việt Nam chính thức trở thành “Công xưởng của thế giới”
Theo báo cáo của Đơn vị phân tích kinh tế EIU thuộc tạp chí The Economist; Việt Nam đang là một hiện tượng mới nổi. Việt Nam tự hào là quốc gia thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hàng đầu châu Á. Thậm chí vượt qua cả Trung Quốc lẫn Ấn Độ. Việt Nam cũng dần trở thành công xưởng mới của thế giới trong chuỗi cung ứng tại khu vực châu Á.
Báo cáo này chỉ ra các yếu khiến Việt Nam vượt qua hai công xưởng sản xuất hàng đầu thế giới hiện nay:
- Chính sách khuyến khích doanh nghiệp nước ngoài xây dựng xưởng sản xuất các sản phẩm công nghệ cao.
- Nguồn nhân công giá rẻ và việc tăng cường tham gia các hiệp định thương mại tự do.
Việt Nam thắng điểm thu hút nguồn đầu tư nước ngoài (FDI) so với Ấn Độ và Trung Quốc. Ấn Độ vẫn xếp hạng sau Trung Quốc và Việt Nam trong kiểm soát ngoại thương và hối đoái.
Thậm chí xét đến yếu tố thị trường lao động, điểm số của Việt Nam vẫn nhỉnh hơn so với Ấn Độ. Hiểu đơn giản thì thị trường lao động phải đáp ứng cả cung và cầu việc làm. Trong khi đó Ấn Độ, với dân số 1,38 tỉ người nhưng lại được tính điểm thấp hơn Việt Nam với dân số 97,34 triệu người.
Việt Nam đạt danh hiệu “Công xưởng thế giới” vì có chính sách ưu đãi hấp dẫn
Ấn Độ có chính sách thu hút FDI ít hấp dẫn một cách đáng ngạc nhiên. Ngoại trừ Indonesia và Bangladesh, các quốc gia khác đều hơn điểm Ấn Độ về thu hút FDI; và thị trường lao động. Cả Ấn Độ và Indonesia đều đang đẩy mạnh cải cách luật lao động. Và Bangladesh đang thương lượng để được gia nhập 17 hiệp định thương mại ưu đãi và tự do.
Pakistan xếp sau Ấn Độ về lĩnh vực kiểm soát ngoại thương; và hối đoái và chỉ có Bangladesh đứng sau Ấn Độ về cơ sở hạ tầng. Trung Quốc tiếp tục giữ vị trí hàng đầu về cơ sở hạ tầng.
Trong khi đó, triển vọng thu hút vốn đầu tư vẫn sáng sủa đối với Việt Nam. Việt Nam sẽ tiếp tục đưa ra các thỏa thuận hào phóng cho các doanh nghiệp quốc tế. Bằng cách đưa ra các ưu đãi đầu tư.
Việc thiếu lao động chuyên môn cao có thể gây bất lợi. Thế nhưng mức lương của ngành sản xuất tay nghề thấp của Việt Nam. Thế nên sẽ có tính cạnh tranh mạnh. Báo cáo nhấn mạnh rằng “Việc Việt Nam trở thành thành viên của các hiệp định thương mại tự do thể hiện điểm mạnh trong quan hệ thương mại. Đó là giảm chi phí xuất khẩu”.
Thị trường tại Việt Nam hết sức “thân thiện” cho các nhà đầu tư
Thị trường Việt Nam hết sức bình yên
Ông Ruchir Sharma, chiến lược gia đầu tư vào thị trường mới nổi tại Morgan Stanley, cho biết FDI của Việt Nam đạt bình quân hơn 6% trong tổng GDP. Đây là một mức cao nhất ở bất kỳ đất nước mới nổi nào.
Ấn Độ phù hợp để trở thành công xưởng sản xuất hàng đầu mới trong khu vực sau khi các công ty bắt đầu tách khỏi Trung Quốc. Chính vì sau năm 2013 chi phí nhân công tại Trung Quốc tăng mạnh. Điều này đã dẫn đến việc phân bổ nguồn vốn FDI giảm ở quốc gia này và chuyển sang các đất nước châu Á khác.
Báo cáo chứng minh rằng việc Việt Nam nổi lên như một trung tâm sản xuất. Thay thế hoàn toàn cho Trung Quốc. Việc này xảy ra trước khi bắt đầu cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh.
Điều có lợi cho Việt Nam là nhờ các chính sách luôn thích ứng theo nhu cầu thị trường. Cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thậm chí từng viết cho Diễn đàn Kinh tế Thế giới rằng chính những thay đổi mạnh mẽ trong môi trường đầu tư và kinh doanh khiến Việt Nam hấp dẫn FDI.
Sự ổn định chính trị và xã hội ở Việt Nam giúp thu hút vốn đầu tư
Ông cũng chỉ ra rằng sự ổn định chính trị – xã hội và cơ cấu dân số góp phần giành được niềm tin của các nhà đầu tư vào thị trường Việt Nam. Rất cần nhắc lại rằng ban đầu Việt Nam cho phép doanh nghiệp quốc doanh cạnh tranh với nhà đầu tư nước ngoài. Thế nhưng khi chứng kiến sức mạnh của doanh nghiệp nước ngoài; chính phủ đã ngay lập tức chuyển đổi chính sách.
Hiệp định thương mại tự do gần đây giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu mang lại lợi ích cho quốc gia khi EU dỡ bỏ 85% thuế quan đối với hàng hóa Việt Nam vào năm 2020. Báo cáo cho biết các nhà sản xuất giày dép ở Hà Nội là người nhận thấy rõ những lợi ích lớn nhất của FTA.
Khoảng 40% hàng xuất khẩu sang EU trong lĩnh vực sản xuất giày dép trước đây phải đối mặt với mức thuế 30%, được gỡ bỏ hoàn toàn từ tháng 8/2020. Trong thời gian từ tháng 1 – 4/2020, các doanh nghiệp FDI đã đăng ký tại Việt Nam nguồn vốn trị giá trên 12 tỉ USD.
Ngay cả trong bối cảnh đại dịch, đến tháng 9/2020, cả nước đã thu hút được 21,20 tỉ USD, tương đương 81,1% so với cùng kỳ năm ngoái, theo báo cáo của Vietnam Briefing.
Tìm hiểu thêm nhiều tin tức siêu HOT khác tại:
Nguồn: baomoi.com