Thị Trường Thông Tin Kinh Tế

COVID-19 – Thảm họa hay cơ hội để kinh tế thế giới “chuyển mình”

6 phút, 7 giây để đọc.

Cơn đại dịch COVID-19 trong năm 2020 vừa qua là một cơn ác mộng kinh hoàng. Đặc biệt sự kiện này gần như đã “bóp chết” nền kinh tế toàn cầu. Chỉ duy nhất một vài quốc gia không chịu tác động của dịch bệnh mới có thể “sống sót”. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia nhận định, đây không hẳn là thảm kịch. Ngược lại, họ cho rằng cơn đại dịch này chính là cơ hội để nên kinh tế thế giới “thay áo” mới. Trên thực tế thì trong thời gian dịch Corona diễn ra, đã có nhiều doanh nghiệp tăng trưởng mạnh. Điển hình nhất là ứng dụng chia sẻ video clip hàng đầu thế giới – Youtube.

Chỉ cần nắm bắt và khai thác được nhu cầu của người tiêu dùng trong từng thời điểm. Đó sẽ là một bước đến cực kỳ lớn giúp nền kinh tế thay đổi mạnh mẽ. 

Đại dịch COVID-19 giúp kích thích tài khóa

Kích thích tài khóa để ngăn chặn tổn thất tài chính do COVID-19

Khi các quốc gia ban hành lệnh đóng cửa (cách ly xã hội), họ đã phải trải qua cuộc khủng hoảng. Gần như là đợt khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử gần đây. Tình hình tài chính hoảng loạn đã được ngăn chặn. Và các ngân hàng đã phải nỗ lực để đứng vững nhờ vào các quy định được đưa ra sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008.

Tình hình kinh tế Thế Giới không bị tổn thất nhiều nhờ kích thích tài khóa.
Tình hình kinh tế Thế Giới không bị tổn thất nhiều nhờ kích thích tài khóa.

Các phương pháp kích thích tài khóa khổng lồ; bảo lãnh tín dụng của chính phủ; và động thái của ngân hàng trung ương đã giúp ngừng tổn thất lại ngay từ đầu. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tham gia vào thị trường Kho bạc; và Trái phiếu doanh nghiệp. Hành động này cho thấy tầm quan trọng ngày càng tăng của thị trường vốn như một nguồn tín dụng. Các gói kích thích đã giúp vực dậy tinh thần ở Phố Wall. Thậm chí ngay cả khi Phố Chính bị ảnh hưởng vào tháng Tám và một lần nữa ở khoảng cuối năm. Chỉ số thị trường chứng khoán S&P 500 đã đạt mức cao kỷ lục.

Một vài doanh nghiệp vẫn “sống sót” trong cơn đại dịch vì biết thay đổi

Các nhà đầu tư bán lẻ đã tập trung vào các công ty trong lĩnh vực công nghệ; và chăm sóc sức khỏe. Nguyên nhân là do hai lĩnh vực kể trên đã hoạt động tốt qua đại dịch. Và khi tin tức về loại vaccine hiệu quả được đưa ra vào đầu tháng Mười Một; các thị trường mới nổi khác cũng bắt đầu “bùng nổ” hơn.

Vẫn có rất nhiều doanh nghiệp "sống sót" trong mùa dịch COVID-19.
Vẫn có rất nhiều doanh nghiệp “sống sót” trong mùa dịch COVID-19.

Nền kinh tế toàn cầu đã hồi phục không đồng đều. Trong số các nền kinh tế hàng đầu, chỉ có Trung Quốc tăng trưởng vào năm 2020. Tại những phần còn thế giới, nhờ vào các biện pháp kích thích hào phóng; và thị trường lao động linh hoạt; Hòa Kỳ đã vượt qua các dự báo kinh tế. Đặc biệt gần như Mỹ đã tránh được vết xe đổ trong các cuộc suy thoái trước đây. Trong khi đó, nhiều đất nước mới nổi có ít dư địa tài chính hơn để đưa ra các khoản chi lớn. Và vì thế những thiệt hại về kinh tế có thể bị kéo dài và dai dẳng hơn.

Đại dịch COVID-19 cùng tin tốt và xấu

Tin xấu

Dù ở đâu thì đại dịch Covid-19 cũng sẽ định hình triển vọng kinh tế trong nhiều năm tới. Chính phủ nhiều nước hiện không chỉ phải đối mặt với các cảnh báo. Họ còn là một gánh nặng nợ công khổng lồ. Tỷ lệ lạm phát tiếp tục giảm xuống như đã diễn ra trong 10 năm qua. Thế nhưng một số nhà kinh tế học bắt đầu lo ngại rằng các gói kích thích; và xu hướng nhân khẩu học có thể thúc đẩy tăng tỷ lệ lạm phát nhanh chóng. Bên cạnh đó, các công ty “xác sống” có thể ám ảnh nền kinh tế.

Vẫn có không ít doanh nghiệp "chết" vì đại dịch Corona.
Vẫn có không ít doanh nghiệp “chết” vì đại dịch Corona.

Tuy nhiên, đại dịch không chỉ hoàn toàn mang lại tin xấu cho nền kinh tế, các doanh nghiệp áp dụng công nghệ và quy trình mới đã có thể tăng năng suất và thúc đẩy triển vọng tăng trưởng dài hạn.

Tin tốt

Trong lĩnh vực tài chính, Covid-19 đã giúp tăng tốc độ số hóa, chuyển các hoạt động thanh toán và ngân hàng từ thực tế sang nền tảng số. Sức ảnh hưởng tài chính ngày càng tăng lên trong kỷ nguyên số có thể thúc đẩy quá trình chuyển đổi. Việc gia tăng thị phần của công nghệ tài chính đã được cân nhắc nhiều hơn.

Trong đó, việc niêm yết của Ant Group được coi là đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng lớn nhất thế giới, trước khi bị cơ quan quản lý của Trung Quốc dừng lại vào phút cuối. Nhiều ngân hàng trung ương đã bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về việc tung ra các loại tiền kỹ thuật số của riêng họ và một cuộc thử nghiệm đã được bắt đầu ở Trung Quốc.

Việc mở cửa hơn nữa hệ thống tài chính của Trung Quốc đã thu hút sự chú ý của các công ty ở phố Wall, báo hiệu ý định bắt kịp Mỹ của Trung Quốc và có lẽ theo thời gian thách thức sự thống trị của đồng USD.

Vào tháng Mười một vừa qua, Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden đã chọn Janet Yellen, cựu lãnh đạo Fed làm Bộ trưởng Tài chính của chính phủ mới. Bên cạnh việc phải đối mặt với sự trỗi dậy của Trung Quốc, bà cũng phải đối mặt với nhiệm vụ đảm bảo sự phục hồi kinh tế diễn ra suôn sẻ. Việc này giúp ích cho việc Quốc hội Mỹ cuối cùng đã thông qua gói kích thích thứ hai trị giá 900 tỷ USD vào ngày 21/12 vừa qua, sau nhiều tháng tranh cãi.

Đại dịch COVID-19 có thật sự là một thảm họa?

Đại dịch Covid-19 không phải là cú sốc lớn duy nhất đối với các chính phủ và các nhà tài chính trong năm 2020. Đứng trước hiện tượng biến đổi khí hậu nhanh và mạnh, các chính phủ và doanh nghiệp còn phải có thái độ và hành động nghiêm túc hơn với các mục tiêu phát thải, phát hành thêm trái phiếu xanh, hay các ngân hàng cũng phải sớm thông qua các mục tiêu phát thải. Tuy nhiên, đến nay một hệ thống phổ biến về giá carbon vẫn còn là vấn đề rất nan giải.

Tham khảo thêm nhiều tin tức hấp dẫn khác tại:

Nguồn: baomoi.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *